Người lưu giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ Êđê

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngoài dệt vải để giữ nghề truyền thống, sự đảm đang, nét đẹp của người phụ nữ Êđê, bà H’Wik còn ủ rượu cần giỏi, và lưu giữ nhiều vật dụng quý giá.
Người lưu giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ Êđê ảnh 1

Bà H'Wik giữ thói quen hằng ngày ngồi dệt vải

Bà H’Wik Niê (buôn Bling, xã Cư M'gar, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) năm nay hơn 60 tuổi. Sản phẩm đầu tay của bà là chiếc địu dài 6m được giữ như một vật kỷ niệm, vì phải mất hai năm mới hoàn thành.

Bà H’Wik cho biết, ngày đó, vừa học dệt vừa tìm nguyên liệu mất nhiều thời gian. Để có chỉ dệt, bà phải tự trồng và thu hoạch bông, kéo sợi thành chỉ. Ngày đó, bà phải lên rừng để tìm cây krum (cách gọi của đồng bào Êđê) làm màu đen cho chỉ vì thổ cẩm của người Êđê màu đen là chủ đạo, và tìm các loại cây khác để tạo chỉ nhiều màu sắc dệt hoa văn.

Người lưu giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ Êđê ảnh 2

Hiện nay, chỉ công nghiệp đa dạng màu sắc nên dệt vải không mất nhiều thời gian

Đối với đồng bào Êđê, dệt thổ cẩm không những phục vụ gia đình, mà còn thể hiện sự đảm đang, nét đẹp của người phụ nữ.

Theo bà H'Wik, hiện nay các sợi chỉ bông được thay thế bằng chỉ công nghiệp, đa dạng màu sắc, nên dệt vải đỡ vất vả và không tốn thời gian như trước. Với tay nghề thành thạo, bà làm ra sản phẩm thổ cẩm ưng ý trong vòng một tuần.

Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của người Ê Đê mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, giúp địa phương giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Ngoài dệt vải giỏi, bà H’Wik là một người ủ rượu cần có tiếng trong buôn nên được nhiều người tin tưởng đặt ủ rượu vào các dịp lễ, tết. “Gia đình có truyền thống làm rượu cần, từ nhỏ tôi được học và làm quen quy trình ủ rượu. Rượu cần chỉ cần ủ một tháng là có thể mang ra sử dụng, để càng lâu hương vị càng thơm, ngon”, bà H’Wik chia sẻ.

Người lưu giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ Êđê ảnh 3

Bà H'Wik mua lại bộ chén đồng để đựng thức ăn và rượu cần cúng dâng lên thần linh

Say mê với văn hóa truyền thống, bà mua lại một bộ chén đồng 11 cái, có kích thước khác nhau. Trong các lễ cúng của đồng bào Êđê, bà dùng nó để đựng thức ăn và rượu cần dâng lên thần linh.

Người lưu giữ nét đẹp truyền thống của phụ nữ Êđê ảnh 4

Bà giữ 2 chiếc ché cổ của bố mẹ để lại hơn 50 năm nay

Hiện gia đình bà có hai chiếc ché cổ được bố mẹ để lại hơn 50 năm nay. Theo bà H’Wik, đây cũng là những vật dụng truyền thống bà gìn giữ để truyền lại cho con cháu sau này. Giúp chúng trân trọng, tiếp tục lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.