Trải nghiệm văn hóa miền Tây Nam Bộ tại Làng Văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Điểm nhấn của chương trình "Ấn tượng miền Tây" là nghi thức tái hiện Lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. Đây là lễ hội lưu giữ và kế thừa những giá trị tích cực của tín ngưỡng xưa. Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ, trong đó có Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015.

Từ ngày 1 - 31/10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra các hoạt động tháng 10 với chủ đề “Ấn tượng miền Tây”. Du khách được khám phá, trải nghiệm không gian văn hóa, du lịch miền Tây, những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào, cùng nhiều hoạt động hấp dẫn du khách tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Điểm nhấn của chương trình "Ấn tượng miền Tây" là nghi thức tái hiện Lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. Đây là lễ hội lưu giữ và kế thừa những giá trị tích cực của tín ngưỡng xưa. Lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ, trong đó có Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015.

Đến với Làng Văn hóa dịp này, du khách cũng sẽ được tìm hiểu văn hóa Khmer qua việc tái hiện một số các hoạt động như: Giới thiệu trang phục dân tộc, nhạc cụ dân tộc, các thể loại sân khấu nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tại không gian nhà dân tộc Khmer; trưng bày ảnh các lễ được tổ chức ở chùa Khmer tại Làng; giới thiệu bộ sưu tập ảnh “Ấn tượng miền Tây” và các ấn phẩm du lịch tỉnh Trà Vinh...

Trải nghiệm văn hóa miền Tây Nam Bộ tại Làng Văn hóa ảnh 1

Điệu múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng). Ảnh: Minh họa

Trong khuôn khổ các hoạt động cuối tuần, Chương trình tháng 10 của Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ có các hoạt động như: Tái hiện Lễ quét nhà cầu an của đồng bào dân tộc Nùng; hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng; tái hiện cuộc sống hàng ngày của dân tộc Khmer với các hoạt động như: Dân ca dân vũ; trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm; giới thiệu về nghệ thuật truyền thống Rô băm, nghi thức cúng Tổ nghề và trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm như vở tuồng Nàng Sê Đa, chàng P're Rem và khỉ Krôngzep…;

Một hoạt động nổi bật nữa trong Chương trình “Ấn tượng miền Tây” là lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer. Đây là một nghi thức duy trì hàng năm duy nhất của Phật giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế. Đối với những người dân theo Phật giáo Nguyên thủy, lễ dâng y Kathina mang một ý nghĩa hết sức to lớn, vừa thể hiện thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, vừa tạo nên niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho Phật tử tại gia.

Cùng với đó giới thiệu đặc sản địa phương: Bánh pía, kẹo dừa, bánh chuối, đường thốt nốt và các sản phẩm từ cây dừa; trình diễn hoạt động đan lát, chế tạo các phục trang sân khấu như các loại mũ dành cho các nhân vật diễn kịch trong nghệ thuật Rô băm; trò chơi dân gian: Đi cầu khỉ, đánh khẳng, kéo co…

Nhân dịp này, chùa Khmer tại Làng Văn hóa sẽ có các hoạt động như: Các nhà sư Nam Tông giới thiệu về vị trí của ngôi chùa Khmer trong đời sống của đồng bào dân tộc Khmer, các lễ hội gắn với hoạt động Phật sự của ngôi chùa, đặc trưng của các sư Nam Tông, tụng kinh Pali, ngồi thiền, giảng pháp... thuyết pháp; tụng kinh cầu an; giới thiệu về ngôi chùa Khmer duy nhất giữa lòng Thủ đô Hà Nội…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.