TPO - Tháp đá ở xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng hơn 500 năm trước. Tháp là nơi thờ Lê Am, vị quan triều nhà Lê có nhiều công lao.
Am Tháp còn gọi là Tháp Đá Cẩm Duệ là ngôi tháp cổ thuộc địa phận xã Hoa Duệ, tổng Mỹ Duệ cũ, nay là xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Tháp Đá được xây dựng từ thế kỷ 16, được đánh giá là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cầu kỳ, hiếm có còn sót lại trên địa bàn Hà Tĩnh.
Năm 2006, tháp được xếp hạng di tích văn hóa quốc gia. Năm 2009, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho tiến hành tu bổ, phục hồi tháp đá và xây dựng một số hạng mục trong khu di tích.
Am tháp được xây dựng để thờ Lê Am, một vị quan có nhiều công lao phục vụ triều đình. Ông từng được nhà vua phong là “Thần tổ tiền đô thái giám kiêm tam giáo huyền quan, Bản hữu Lê tướng công triên cơ thận đức, anh tranh hiển ứng Đại vương, trước gia tăng đoan túc trung đẳng thần” và phong cho ông là Phúc thần đương cảnh thành hoàng làng Phương Cai.
Ông đã lập nhiều đại công, được vua Lê Lợi ban đặc ân chọn sinh phần (chọn phần đất khi còn sống). Lê Am đã chọn dòi đất cao gần Sông Ngàn Mọ nơi dòng họ Hồ mai danh ẩn tích đổi thành họ Lê đã sinh thành và nuôi dưỡng ông.
Tháp đá Cẩm Duệ có ba tầng, cao hơn 3m, được ghép từ những tấm đá nguyên khối. Bao quanh tháp là hệ thống tường dày khoảng 1m, cao 1,2m, được xây bằng gạch gồ (loại gạch nung riêng dùng xây đền chùa trước đây).
Điểm đặc biệt là toàn bộ ngôi tháp được tạo ghép bằng những phiến đá màu gan gà. Các phiến đá được ghép phẳng, vuông thành sắc cạnh, khi ghép vào nhau kết liền không có vữa lót kết dính.
Cổng tam quan được phục dựng trước tháp đá.
Các vòm cửa và mái cong, vòm chóp, đỉnh tháp cũng được chế tác bằng đá khối.
Tầng thứ hai của tháp lưu lại 5 chữ Hán trên nền hình tròn nổi “Thiên cơ thân đức tạo” (người đức độ, cần mẫn tạo dựng nền tảng).
Tầng thứ ba đặt hai pho tượng đúc bằng đá, bên ngoài có ba chữ Hán đắp nổi “tinh nhật nguyệt”.
Toàn cảnh khuôn viên trong tổng thể di tích. Nhiều hạng mục đã được phục dựng lại nhưng vẫn giữ lại đường nét kiến trúc xưa.
Nơi đây được người dân địa phương trông coi cẩn thận.
Bên trong khuôn viên am tháp có tượng ngựa và voi bằng đá.
"Tháp đá này khoảng hơn 500 năm tuổi, rất linh thiêng vì thế những ngày Rằm hay dịp lễ, Tết người dân đến đây thắp hương rất nhiều. Hiện tại đang được giao cho một người trong dòng họ Lê để chăm sóc, trông coi", bà Nguyễn Thị Bính (65 tuổi, trú thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ) cho biết.
TPO - Ban ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xây dựng, xuất bản và phát hành nhiều tài liệu, sản phẩm truyền thông; tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn nghệ, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội… để tuyên truyền về bình đẳng giới.
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
TPO - Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.
Không phải tự nhiên mà các phượt thủ treckking lại ham mê những ngọn núi của Lai Châu. Bởi vì trong Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam do khách du lịch và phượt thủ đánh giá, trang viettrekking.vn chọn thì Lai Châu có đến 6 đỉnh núi hùng vĩ và thu hút du khách. Sau khi chinh phục, các tay treckking chuyên nghiệp đánh giá Lai Châu có 3 cái nhất: Nơi có đỉnh núi khó chinh phục nhất; có đỉnh núi đẹp nhất; có nhiều đỉnh núi để khám phá nhất.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.