Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu

TPO - Đền Trúc - một di tích lưu giữ mạch nguồn của văn hóa Xa Lang nằm bên sông Ngàn Phố (nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi. Tương truyền, khi hai vị tướng anh dũng ngã xuống, máu của họ chảy đến đâu trúc mọc đến đó và đọng thành vũng trên khu đất cao bên bờ sông.
Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 1

Đền Trúc được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16 - nơi làm căn cứ nghĩa quân đóng quân trước đóng tại thành Lục Niên, thuộc huyện lỵ Đỗ Gia, nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 2

Đền thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt, nằm bên dòng sông Ngàn Phố. Sông có tên khác là sông Phố, là phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn. Con sông là một danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh, từng đi vào thơ ca, nhạc họa.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 3

Sau nhiều lần phục dựng, tôn tạo, đền Trúc vẫn giữ lại những nét kiến trúc tài hoa của các nghệ nhân làng mộc Xa Lang xưa (xã Tân Mỹ Hà ngày nay). Đền trải qua nhiều lần trùng tu, lớn nhất vào năm 1944, lần tân trang gần nhất vào năm 2018. Công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2003.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 4

Tương truyền, khi hai vị tướng của Lê Lợi là Trần Đạt và Trần Lệ anh dũng hi sinh, máu của họ chảy đến đâu trúc mọc đến đó và đọng thành vũng trên khu đất cao bên bờ sông Ngàn Phố thuộc địa phận Xa Lang (nay là xã Tân Mỹ Hà). Để ghi nhớ công lao của hai ông, nhân dân nơi đây đã xây dựng đền thờ gọi là đền Trúc, tôn hai ông là Thánh hoàng làng. Trần Đạt và Trần Lệ sau đó được vua Lê sắc phong "Thượng đẳng tối linh thần".

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 5

Toà trung điện nơi đặt bàn thờ Trần Lệ và Trần Đạt.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 6

Đền Trúc hiện nay còn giữ nguyên cấu trúc gồm thượng điện, trung điện và hạ điện được làm bằng gỗ Mít với kiến trúc nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ điêu luyện, sản phẩm của các lớp nghệ nhân nổi tiếng của làng mộc Xa Lang.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 7

Mỗi tòa đều có mỗi kiểu kiến trúc riêng biệt, điêu khắc, chạm trổ rất công phu.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 8

Trước đền được đặt con rồng chầu mặt nguyệt độc đáo, sinh động.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 9

Trong trung điện được chạm khắc 2 mặt trước, sau, cách chạm khắc đặc và kín, khiến các họa tiết không bị rối, tạo sự cuốn hút cho người xem.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 10

Hiện, đền Trúc còn giữ được nhiều hiện vật quí giá. Trong ảnh hai gươm đao của hai tướng Trần Lệ và Trần Đạt.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 11

Hai chiếc kiệu lớn đặt giữa hạ điện để rước hai tướng Trần Lệ và Trần Đạt.

Ngôi đền bên dòng sông Ngàn Phố và truyền thuyết máu ảnh 12

Hằng ngày, đền được người dân địa phương chăm sóc rất cẩn thận. Hiện, đền Trúc còn giữ được nhiều hiện vật quí giá. Đặc biệt là Mộc chủ điêu khắc bài vị Thành hoàng được xem là một tác phẩm nghệ thuật, chạm 4 con cá hóa rồng rất tinh xảo, một chiếc lư hương làm bằng đá thanh, cao 20cm, cùng một chiếc chuông đồng cao 100cm.

Tin liên quan