Rưng rưng bữa cơm trưa của học sinh miền núi Kon Tum
TPO - Bữa cơm trưa của 72 em học sinh nơi điểm trường Kon Du (thuộc trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Măng Cành, huyện Kon Plông, Kon Tum) chủ yếu là những thức ăn mà bố mẹ các em kiếm được trên rừng...
Nằm trên vùng núi cao, khí hậu ở huyện Kon Plông thường xuyên lạnh kèm theo mưa, gió. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc đến trường của học sinh. Như điểm trường Kon Du cách trung tâm huyện Kon Plông chừng 7 cây số, qua nhiều dốc núi quanh co. Bởi vậy, mỗi ngày bố mẹ chuẩn bị sẵn phần cơm trưa cho các em học sinh.
Một ngày đầu tháng 11, chúng tôi đến trường Kon Du. Thời điểm chúng tôi đến trường là lúc 72 em học sinh kết thúc tiết học buổi sáng, đang ăn cơm trưa.
Bữa cơm trưa của các em phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Bố mẹ học sinh miền rẻo cao này đa phần đều làm nông, đi rẫy nên thức ăn của các em cũng do bố mẹ kiếm được trên rừng như thịt chuột, nhộng đất, ốc..
Được biết, từ khi UBND tỉnh Kon Tum công nhận xã Măng Cành đạt chuẩn nông thôn mới, các chế độ liên quan đến việc hỗ trợ học sinh trên địa bàn theo Nghị định 116 không còn hiệu lực. Điều này gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến việc vận động học sinh đến lớp. "Sau khi bị ngắt chế độ bán trú, các thầy cô giáo trong trường góp 10 nghìn đồng/tháng nhằm hỗ trợ tiền mua thức ăn bữa trưa cho các em", cô giáo Hoa chia sẻ. Thực tế các thầy cô cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
100% học sinh của trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Măng Cành là người đồng bào, hoàn cảnh khó khăn. Nhà các em cách xa trường từ 7 -17km, nguy cơ bỏ học rất cao khi không còn chế độ hỗ trợ. Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kon Plông, năm học 2021-2022, toàn huyện có gần 1.000 học sinh bị dừng hưởng chế độ bán trú. Bởi vậy, đơn vị đang gửi tờ trình lên UBND huyện, tỉnh đề xuất xin kinh phí hỗ trợ cho các cháu, để giữ sĩ số lớp học.
Cô Phan Thị Hoa, giáo viên ở điểm trường Kon Du thêm cá khô vào mỗi phần ăn cho các em.
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.
TPO - Ở lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay, dù ban tổ chức khẳng định thực hiện tán lộc cho du khách tại cung cấm Đền Thượng để tránh cảnh tranh cướp, người dân vẫn chen lấn kín lối đi để xin lộc hoa tre.
TPO - Ngôi nhà có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ và có cấu trúc bên trong mô phỏng các thửa ruộng bậc thang tại địa phương. Giữa rừng tre xanh mướt, ngôi nhà nổi bật với màu vàng của gỗ linh sam.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
TPO - Chiều 23/12, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh Tuyên Quang, tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc Pà Thẻn tại xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
TPO - Chủ nhật hàng tuần, tại một buôn trên địa bàn huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, người dân lại được đắm chìm trong thanh âm nhạc cụ dân tộc. Màn biểu diễn đó được thể hiện bởi một nhóm học sinh người đồng bào dân tộc Êđê.
TPO - Sân Thái Học của Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút đông du khách đến thưởng thức âm nhạc Chăm và Ba Na. Hoạt động do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức.
TPO - Tết hoa mào gà của dân tộc Cống ở Điện Biên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2019. Đây là lễ hội lớn trong năm của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên nói chung và bà con người Cống xã Pa Thơm nói riêng.
TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc.
TPO - Bảo tàng trưng bày hơn 1.000 hiện vật cổ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái được một cụ ông ở huyện Con Cuông (Nghệ An) sưu tầm có ý nghĩa lớn và đã thu hút sự quan tâm của mọi người.
TPO - Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I năm 2023 sẽ có sự tham gia của 14 dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc độc đáo được tổ chức trong khuôn khổ ngày hội từ 3-5/11 tại thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu).
TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.