Mùa lên nương tuốt “ngọc trời” ở vùng cao Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Ngọc
TPO - Thời điểm này cũng là lúc bà con đồng bào ở các huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng… (Quảng Ngãi) đang bước vào vụ thu hoạch lúa rẫy. Những hạt lúa rẫy được gửi vào lòng đất, hút sương sa của trời, đơm bông kết thành những viên “ngọc trời” vàng óng, tỏa hương ngào ngạt khắp các triền núi.
Những ngày đầu đông, chúng tôi ngược huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi ghé thăm bà con người đồng bào Cor ở thôn Trà Huynh, xã Hương Trà. Hai bên đường, giữa màu xanh trùng điệp của dãy Trường Sơn hùng vĩ là một màu vàng óng ả từ những đám rẫy lúa chín vàng rực. Trong cái nắng dịu nhẹ, bà con người Cor cùng nhau lên rẫy thu hoạch lúa, tiếng cười nói rộn ràng vang khắp cả một triền đồi.
Không như lúa nước ở đồng bằng, lúa rẫy sinh trưởng và phát triển theo lẽ tự nhiên của đất trời, mà không hề sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. Vì vậy, sản lượng tuy không cao nhưng chất lượng gạo rất ngon. Khi nấu chín, hạt gạo sẽ nở to, dẻo, có vị ngọt, bùi, mùi thơm ngát rất đặc trưng của sản vật núi rừng. Vậy nên, lúa rẫy được xem là đặc sản của đồng bào thiểu số ở các huyện miền núi Quảng Ngãi.
Cũng như người Hrê, lâu nay người Cor vẫn giữ nghề trồng lúa rẫy truyền thống trên những triền đồi, núi dốc. Hằng năm cứ đến khoảng tháng 3 dương lịch, người dân bắt đầu đốt rẫy và đến tháng 4-5 bắt đầu gieo hạt. Đàn ông đi trước chọc lỗ, đàn bà đi sau bỏ hạt rồi lấp lại. Đến tầm tháng 10-11 thì thu hoạch. Năng suất lúa rẫy đạt từ 1,2-1,5 tạ/sào (diện tích 500m2/sào), năng suất bằng khoảng 1/4 so với lúa nước trồng ở đồng bằng.
Khi thu hoạch lúa rẫy, người dân sẽ dùng tay chọn tuốt những bông lúa chín bỏ vào chiếc gùi đeo bên hông, giữ lại những bông lúa còn xanh. Họ sẽ không dùng dao hay liềm để cắt như ở đồng bằng, vì họ quan niệm rằng sẽ làm "đau" những bông lúa.
Theo một số già làng ở thôn Trà Huynh, xã Hương Trà, huyện Trà Bồng, trước khi gieo hạt lúa rẫy, đồng bào sẽ làm một lễ cúng để cầu xin thần linh ban cho mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa của dân làng.
Đến thời gian lúa chín chuyển màu vàng óng trên khắp các triền đồi, báo hiệu mùa “ngọc trời” đã đến. Bà con tuốt vài nắm về giã gạo nấu cơm, chọn ngày “tốt” làm lễ cúng mừng lúa mới mời hàng xóm làng giềng đến chung vui bữa cơm đầu mùa rồi mới tuốt lúa đại trà. Lễ cúng mừng lúa mới cũng là để cảm ơn thần lúa đã mang tới cho những người con đồng bào mùa màng tốt tươi, có bát cơm no đầy.
Sau khi thu hoạch họ sẽ không quên chọn ra những hạt lúa khỏe mạnh nhất cất giữ làm giống cho mùa sau.
“Giữ cây lúa rẫy cũng là giữ linh hồn của người Cor, những ai là con cháu người Cor phải có trách nhiệm gìn giữ loại cây trồng truyền thống này. Vì vậy mà từ rất lâu đời cộng đồng người Cor luôn luôn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với cây lúa rẫy này”, một già làng cho biết.
Lúa rẫy khi trổ hoa có mùi thơm rất đặc biệt và khi chín hạt lúa có hình to tròn. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Những chiếc gùi sau khi đầy được bà con đưa lên cho vào bao và mang về nhà phơi khô. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Một góc của thôn Trà Huynh, xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Ảnh: Nguyễn Ngọc
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.
TPO - Ở lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay, dù ban tổ chức khẳng định thực hiện tán lộc cho du khách tại cung cấm Đền Thượng để tránh cảnh tranh cướp, người dân vẫn chen lấn kín lối đi để xin lộc hoa tre.
TPO - Ngôi nhà có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ và có cấu trúc bên trong mô phỏng các thửa ruộng bậc thang tại địa phương. Giữa rừng tre xanh mướt, ngôi nhà nổi bật với màu vàng của gỗ linh sam.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đề cao việc giao cho cá nhân phụ trách trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
TPO - Cứ độ tháng 11-12, núi Tả Liên Sơn (Lai Châu) không chỉ đẹp ngỡ ngàng bởi những cung đường hoang sơ cùng thảm thực vật đa dạng, mà nơi đây còn rất mơ mộng với sắc đỏ, vàng của những tán lá phong.
TPO - Trong lĩnh vực giảm nghèo, trong năm đã giảm khoảng 2.000 hộ nghèo, trong đó có khoảng 1.100 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần đưa tổng số hộ nghèo của tỉnh giảm sâu xuống khoảng 1.000 hộ.
TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.
TPO - Để ghi nhận những đóng góp của bà Stefania Dina trong phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngày 28/11, Ủy ban Dân tộc đã trao tặng bà Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”.
TPO - Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - những người tham gia hoạch định chính sách và thực thi chính sách về dân tộc có vai trò rất quan trọng.