Phú Yên tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia 1719

TPO - Sáng 3/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã chủ trì buổi làm việc về giải quyết khó khăn trong việc triển khai giải ngân vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình 1719).
Phú Yên tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Mỹ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Ngô Xuân

Theo Ban Dân tộc tỉnh, năm 2022, tổng ngân sách thực hiện Chương trình 1719 của tỉnh hơn 108,7 tỉ đồng; trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ hơn 105,6 tỉ đồng, ngân sách địa phương hơn 3,1 tỉ đồng. Năm 2023, tổng ngân sách thực hiện Chương trình hơn 225,8 tỉ đồng; trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ hơn 205,8 tỉ đồng, ngân sách địa phương 20 tỉ đồng.

Kết quả giải ngân năm 2022 hơn 16,6 tỉ đồng, đạt 15,3% kế hoạch vốn giao năm 2022. Lũy kế giải ngân đến nay hơn 24,9 tỉ đồng, đạt gần 8% kế hoạch vốn giao giai đoạn 2022-2023.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng việc triển khai Chương trình 1719 còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, công tác xây dựng, ban hành cơ chế chính sách của một số bộ, ngành trung ương chưa hoàn thiện; tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình 1719 của tỉnh chưa kịp thời.

Nguồn vốn sự nghiệp đã phân bổ nhưng khi triển khai chưa phù hợp với văn bản hướng dẫn của trung ương cũng như tình hình thực tế của địa phương. Một số địa phương chưa phân bổ vốn và giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình 1719 năm 2023...

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ đánh giá: Đến thời điểm này, tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình 1719 còn chậm, kết quả giải ngân đạt rất thấp. Do vậy, UBND tỉnh yêu cầu các huyện tập trung giải ngân hết nguồn vốn năm 2022; đồng thời rà soát đối tượng thụ hưởng Chương trình 1719 .

Trong tháng 7, Ban Dân tộc tỉnh cần chủ động phối hợp với hội đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền; tổ chức giới thiệu, phổ biến các nội dung, hạng mục của Chương trình 1719; khảo sát về mức độ nắm bắt, hiểu về Chương trình 1719 của cấp cơ sở, người dân.

Ban Dân tộc cũng cần phối hợp với các sở, ngành rà soát các văn bản, thủ tục thuộc chức năng của tỉnh, hoàn tất trước ngày 15/7 để các địa phương có cơ sở thực hiện. Với những văn bản cần thông qua HĐND tỉnh, Ban Dân tộc sớm hoàn thành để trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua.

Đối với nguồn vốn của năm 2022, các đơn vị, địa phương giải ngân dứt điểm trong tháng 8/2023 để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn của năm nay.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.