Nữ sinh mắt hai màu và chuyện chưa biết

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC
TP - Thạch Thị SaPa, người Chăm, sở hữu đôi mắt lạ kỳ: Một bên màu nâu, một bên màu xanh. Cô bé mang biệt danh “mắt mèo” năm xưa nay đã là thiếu nữ xinh đẹp, đang học tại Trường Đại học Nha Trang. Nghỉ hè, SaPa đăng ký làm tình nguyện viên khi làng cô bị phong tỏa vì dịch bệnh.

SaPa sinh ra ở làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Bàu Trúc được coi là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại đến ngày nay. Bố mẹ SaPa làm nông nghiệp, ngoài ra còn làm gốm. SaPa vẫn đập đất sét phụ mẹ làm gốm. Bố mẹ Sapa đều là người dân tộc Chăm.

Cha cô sở hữu đôi mắt màu xanh, mẹ cô sở hữu đôi mắt nâu. Hai ông bà sinh được 6 người con, trong đó một người con trai, một người con gái mang đôi mắt xanh. Duy nhất SaPa, người con thứ 5, có đôi mắt hai màu, một mắt màu nâu, màu mắt của mẹ, một mắt màu xanh, màu mắt của cha.

Chính cha mẹ SaPa cũng rất ngạc nhiên khi con gái của họ mang đôi mắt lạ kỳ. Thuở nhỏ, SaPa từng mặc cảm, tự ti vì đôi mắt khác người. Cô thường bị bạn bè trêu chọc: “Mắt mèo”.

Lên lớp 10, SaPa trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, đôi mắt là điểm nhấn trên gương mặt với những đường nét sắc sảo. Một số nhiếp ảnh gia đã xin chụp hình cô. SaPa không còn mang biệt danh “mắt mèo”. Nhiều người khen mắt SaPa đẹp. Cô gái Chăm từ đó trút bỏ mặc cảm. Gia đình SaPa thuộc hàng cận nghèo. Vì thế, cô gái luôn nỗ lực vươn lên.

SaPa học hành chăm chỉ và đỗ đại học năm 2019. Cô gái có đôi mắt hai màu là người con duy nhất trong gia đình đỗ đại học. Các anh chị của SaPa không được học lên cao, sớm phải lao vào cuộc mưu sinh.

Ngày SaPa đỗ Đại học Nha Trang, mẹ cô không muốn con gái tiếp tục đến trường nhưng những người xung quanh khuyên bà nên nghĩ lại: SaPa cần học đại học để sau này có việc làm ổn định, có cuộc đời tươi sáng hơn cha mẹ. Thêm nữa, ai cũng nói, SaPa có đôi mắt đẹp lạ kỳ, đi đến đâu cũng sẽ được yêu mến, các phụ huynh đừng lo khi con gái xa nhà. Thế là SaPa trở thành sinh viên ngành du lịch, Trường Đại học Nha Trang.

Cô chia sẻ: “Tôi thích được khám phá nhiều vùng đất, tìm hiểu nhiều nền văn hóa, nên đã chọn ngành du lịch”. Nếu trở thành hướng dẫn viên du lịch, đầu tiên SaPa muốn quảng bá mảnh đất nơi cô sinh ra và văn hóa Chăm. Thạch Thị SaPa vẫn nói tiếng Chăm khi trở về nhà, vẫn diện trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm trong những dịp đặc biệt như đám cưới họ hàng, lễ hội Katé. Cô bảo, khi đi ra ngoài, cô rất vui vì ai cũng nhận ra SaPa là người Chăm nhờ vẻ ngoài.

Thạch Thị SaPa sở hữu làn da nâu khỏe khoắn, đôi mắt to và hàm răng chắc khỏe, trắng sáng tự nhiên.

Vì gia đình cận nghèo nên Thạch Thị SaPa được miễn học phí nhưng để có tiền trang trải cuộc sống xa nhà, cô gái Chăm phải đi làm thêm ngay từ năm thứ nhất. Vừa học vừa làm nhưng SaPa vẫn đạt kết quả học tập tốt. Cô gái có đôi mắt hai màu nhận được học bổng, khoảng 3,5 triệu đồng/tháng.

Khác với khi mới vào trường, nay việc học của SaPa diễn ra cả ngày, nên cô không có thời gian làm thêm. Cô sống bằng tiền học bổng, chi tiêu eo hẹp. 20 tuổi SaPa không dùng son phấn, thiếu nữ Chăm vẫn để mặt mộc khi đi học, đi chơi. Cô không dám xin tiền cha mẹ vì hiểu hoàn cảnh mẹ cha khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

Những ngày này SaPa đang nghỉ hè ở quê. Làng cô đang bị phong tỏa vì dịch COVID: “Đã có tới 18 ca bệnh”, SaPa nói đầy lo lắng. Cô gái có đôi mắt hai màu vừa đăng ký làm tình nguyện viên để tuyên truyền bà con nâng cao ý thức phòng chống dịch, giúp bà con mua sắm thực phẩm và vật dụng cần thiết, thu gom rác thải….

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.