Người giữ hồn cho trang phục truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhiều năm qua, bà Triệu Thị Bình ở Tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) bền bỉ giữ và truyền dạy thêu trang phục truyền thống của người Dao cho thế hệ trẻ.

Ở thị trấn Tây Yên Tử, bà Triệu Thị Bình là người nổi tiếng trong lĩnh vực thêu của người Dao. Năm nay bà bước sang tuổi 63, nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt từng đường kim, mũi chỉ khi thêu. Bà Bình nhớ lại, ngày xưa, từ những ngày còn bé, phụ nữ Dao ở nơi bà sống đều học thêu. Bởi lẽ, khi đi lấy chồng, bất kỳ cô gái Dao nào cũng phải biết thêu, may vá quần áo truyền thống. Nếu người phụ nữ Dao nào không biết thêu, thì rất khó lấy chồng.

Người kém nhất cũng phải tự tay thêu được một bộ quần áo truyền thống của người Dao để mặc vào ngày cưới. Việc thêu những họa tiết hoa văn giống như một nét duyên trên trang phục truyền thống của người Dao.

“Từ năm 8 tuổi, tôi đã biết thêu. Lớn lên chút nữa, tôi đã thêu thành thục khăn, quần áo của người Dao. Đến bây giờ, tôi vẫn miệt mài giữ lửa việc thêu trang phục truyền thống này”, bà Bình chia sẻ.

Người giữ hồn cho trang phục truyền thống ảnh 1

Bà Bình truyền dạy thêu trang phục truyền thống cho các cháu trong gia đình

Nhiều năm về trước, người Dao ở nơi bà Bình sống dần quen mặc quần áo tây, trang phục truyền thống bị lãng quên. Những bé gái người Dao không còn mặn mà với đường kim, mũi chỉ để thêu những họa tiết hoa văn trên chiếc khăn, những bộ quần áo truyền thống. Có giai đoạn, trong ngày cưới, nhiều cô dâu người Dao cũng không còn mặc trang phục truyền thống mà khoác lên mình váy cưới thời thượng.

Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng bà Bình vẫn bền bỉ với công việc thêu trang phục truyền thống, với mong muốn giữ lại cái hồn cho những bộ quần áo của người Dao.

Mấy năm gần đây, nhiều người Dao ở thị trấn Tây Yên Tử bắt đầu khôi phục việc mặc quần áo truyền thống trong ngày cưới để giữ gìn bản sắc văn hóa cho con cháu. Có người tìm đến tận nhà bà Bình để học nghề. Dù đêm hay ngày, bà Bình đều ân cần dạy thêu cho người Dao. Năm 2019, thị trấn Tây Yên Tử có mở lớp dạy thêu trang phục truyền thống cho các em nhỏ người Dao. Bà Bình tích cực tham gia lớp học để truyền dạy thêu cho các bạn trẻ. Lớp học có 12 em. Đến nay, nhiều em trong lớp học đã thêu thành thục.

Ông La Triệu Vân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao huyện Sơn Động cho biết, bà Bình là người Dao đi đầu và giàu tâm huyết vào công tác bảo tồn văn hóa của dân tộc mình, nổi bật trong việc truyền dạy thêu và hát dân ca. Bà Bình đang phát triển việc thêu các sản phẩm truyền thống của người Dao để bán cho khách du lịch tham quan Tây Yên Tử.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.