Người dân hiến đất, góp tiền, Ba Vì dồn lực xây dựng nông thôn mới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong năm 2021, nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội đã hiến được 7.034 m2 đất và 4.750 ngày công lao động, 642m tường bao, đóng góp bằng tiền mặt 6 tỷ 250 triệu đồng.
Người dân hiến đất, góp tiền, Ba Vì dồn lực xây dựng nông thôn mới ảnh 1

Trụ sở HĐND, UBND huyện Ba Vì, Hà Nội

“Rõ người - rõ việc”

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, xa trung tâm nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Để hoàn thành những chỉ tiêu đề ra, trong những năm qua, Ba Vì luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Ngay từ đầu năm 2021, huyện Ba Vì xác định là năm đầu tiên thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, giai đoạn 2020-2025, cấp ủy, chính quyền huyện đã xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, thường trực HĐND, UBND huyện, chỉ đạo các ngành chuyên môn hướng dẫn, đôn đốc các xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2021 theo chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội.

Trong công tác triển khai thực hiện từng tuần, từng tháng và quý của UBND 10 xã, với phương châm "rõ người - rõ việc - rõ quy trình - rõ hiệu quả - rõ trách nhiệm", đến hết quý II/2021 đã có 2 xã Vân Hòa và Ba Vì đủ điều kiện về đích nông thôn mới (NTM); rồi đến hết quý III/2021, có thêm 7 xã: Vạn Thắng, Đồng Thái, Vật Lại, Cam Thượng, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh và Khánh Thượng đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định và UBND thành phố công nhận và đến đầu tháng 12/2021, xã Phú Phương đủ điều kiện công nhận xã NTM nâng cao.

Ngày 7/12/2021, UBND thành phố ban hành Quyết định số 5136/QĐ-UBND về công nhận 9 xã: Vạn Thắng, Đồng Thái, Cam Thượng, Cẩm Lĩnh, Vật Lại, Vân Hòa, Tản Lĩnh, Ba Vì, Khánh Thượng huyện Ba Vì đạt chuẩn NTM năm 2021 và xã NTM nâng cao - xã Phú Phương công nhận trong tháng 1/2022. Như vậy, đến hết năm 2021, huyện Ba Vì đã hoàn thành chỉ tiêu số xã đạt chuẩn NTM.

Người dân hiến đất, góp tiền, Ba Vì dồn lực xây dựng nông thôn mới ảnh 2

Năm 2021, nhân dân Ba Vì hiến 7.034 m2 đất và 4.750 ngày công lao động, 642 m tường bao, đóng góp bằng tiền mặt 6 tỷ 250 triệu đồng xây dựng nông thôn mới

Người dân tạo nên sức mạnh tổng thể

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, cùng với các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, huyện Ba Vì đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công, nguồn lực để xây dựng NTM, đẩy mạnh vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết nhân dân các dân tộc trên địa bàn hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Về đích nông thôn mới cũng góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực hiện hoàn thành 100% các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Đặc biệt trong năm 2021, nhân dân hiến được 7.034 m2 đất và 4.750 ngày công lao động, 642 m tường bao, đóng góp bằng tiền mặt 6 tỷ 250 triệu đồng. Tại xã miền núi Khánh Thượng, nhân dân hiến trên 56.300 m2 đất các loại... Xã Tản Lĩnh đã hiến 2.677 m2 đất ở; trên 14.800 m2 đất nông nghiệp, hàng nghìn ngày công lao động và tiền mặt để chung sức xây dựng nông thôn mới.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đỗ Mạnh Hưng cho biết: “Để có được những thành công trong thời gian qua, nhân dân và chính quyền huyện Ba Vì đã được sự quan tâm hỗ trợ rất nhiều của thành phố. Đồng thời, với sự tập trung quyết liệt trong công tác chỉ đạo, sự vào cuộc của các cấp từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự hưởng ứng, tham gia trong phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc, sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện, bức tranh nông thôn mới của huyện đang ngày càng khởi sắc. Đời sống người dân được nâng lên về mọi mặt. Dẫu biết rằng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước nhưng những kết quả đã đạt được sẽ là tiền đề để sức sống nông thôn mới ngày càng hiện hữu trên từng vùng quê Ba Vì”.

Với kết quả, toàn huyện có 30/30 xã đạt chuẩn NTM, trong đó năm 2021 có thêm 9 xã và 1 xã NTM nâng cao; có thêm 54 sản phẩm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; xây dựng 2 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, xây dựng 3 làng nghề và 4 nhãn hiệu tập thể trên địa bàn đã tạo cơ hội và khí thế thuận lợi, đưa kinh tế - xã hội huyện Ba Vì phát triển, chính trị ổn định, an ninh trật tự xã hội luôn đảm bảo, là đòn bẩy để Huyện Ba Vì sớm đạt chuẩn NTM trong năm 2022.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.