Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa được UNESCO trao bằng ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Tối 15/6, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tham dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự chương trình.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: Ngày 29/11/2022, UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Sự kiện này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) công bố là 1 trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm 2022.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 2

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, phát biểu tại buổi lễ.

“Việc tổ chức đón Bằng của UNESCO sẽ tạo sự lan tỏa đến nhân dân, du khách nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trong thời gian tới”, ông Nam nói.

Tại buổi lễ, đại diện UNESCO ở Việt Nam đã trao bằng ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp cho đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Sau lễ nhận bằng ghi danh của UNESCO, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công bố Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 3

Đại diện UNESCO tại Việt Nam trao bằng ghi danh cho đại diện Bộ VH-TT&DL.

Chương trình gồm 5 hành động cụ thể gồm tổ chức các hoạt động bảo vệ khẩn cấp đối với di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm; nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế mẫu mã mới trên cơ sở các giá trị di sản nghệ thuật làm gốm của người Chăm; tiếp tục công tác kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm; đề xuất phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho những người thực hành có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và hỗ trợ cộng đồng phục hồi những lễ hội, nghi lễ liên quan đến nghề làm gốm của người Chăm.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 4

Nghệ nhân người Chăm ở làng gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận. Ảnh: Đ.C

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đánh giá cao sự đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, cơ sở làm gốm Chăm và đồng bào dân tộc Chăm đã nỗ lực gìn giữ di sản quý báu này.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, từ nghệ thuật gốm Chăm đến những vườn nho Ninh Thuận cho thấy các giá trị văn hóa được bồi đắp lâu dài, bền bỉ trong đời sống hàng ngày của người dân sẽ trở thành “nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”.

“Vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cần có những kế hoạch cụ thể, thiết thực trong gìn giữ, bảo tồn, chấn hưng, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo lập môi trường văn hóa trong cộng đồng, đặc biệt là trong không gian văn hóa gia đình và cả trên không gian mạng”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 5

Những sản phẩm gốm độc đáo của người Chăm Ninh Thuận.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 6
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 7
Người Chăm làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống được các gia đình, nghệ nhân duy trì qua nhiều đời theo chế độ mẫu hệ “mẹ truyền - con nối”.
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 8
Dù trải qua bao thăng trầm theo tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng đầy tính nghệ thuật của vùng gốm cổ.
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 9

Gốm của người Chăm hầu hết được nung bằng phương pháp thủ công.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 10
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 11
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 12
Dù trải qua bao thăng trầm theo tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng đầy tính nghệ thuật của vùng gốm cổ.
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 13
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm trở thành di sản văn hóa UNESCO ảnh 14

Du khách nước ngoài tham gia làm gốm tại làng gốm Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận. Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á tồn tại đến ngày nay. Từ xưa tới nay, gốm Bàu Trúc được làm hoàn toàn làm bằng thủ công, các sản phẩm gốm khi ra lò đều có sự khác biệt và mang tính độc đáo của từng sản phẩm.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.