Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo dân tộc
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Báo dân tộc
TPO - Sáng 8/12, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các đại biểu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Kon Tum.

Tham dự hội nghị có bà Phạm Thị Phước An, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum; Cán bộ làm công tác dân tộc và 50 đại biểu là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín của 3 huyện Đăk Glei, Ia H’drai, Ngọc Hồi.

Hội nghị tập huấn nhằm cung cấp thông tin, kiến thức góp phần nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Phạm Thị Phước An, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II nhấn mạnh: Kon Tum là một trong 5 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thời gian qua, môi trường ở Kon Tum bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng, săn bắt các động vật quý hiếm và quá trình đô thị hóa.

Vì vậy, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II kỳ vọng, các cán bộ làm công tác dân tộc, đội ngũ già làng, trưởng thôn, Người có uy tín bằng những kiến thức tiếp thu tại Hội nghị kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, phát huy tối đa vai trò của mình để tiếp tục tham gia, phối hợp với chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, xử lý rác thải khoa học.

Bà Phạm Thị Phước An cũng mong muốn đội ngũ già làng, trưởng thôn, Người có uy tín quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền giám sát việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia tại địa phương. Đặc biệt là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 do UBDT chủ trì. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2021 sẽ được tổ chức thành 2 lớp. Lớp 1 được tổ chức cho 3 huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Ia H’drai sẽ kết thúc vào ngày 9/12. Dự kiến, lớp 2 sẽ tổ chức từ ngày 10-11/12 cho hơn 50 đại biểu của huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.

Hội nghị cung cấp 4 chuyên đề cho các học viên:

- Chuyên đề 1: Giới thiệu, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, các quy định liên quan và công tác bảo vệ môi trường ở địa phương;

- Chuyên đề 2: Hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học và thực trạng tình hình thực hiện tại tỉnh Kon Tum;

- Chuyên đề 3: Phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên.

- Chuyên đề 4: Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn, cách thức quản lý, ứng xử với chất thải ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.