Cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: PV/Vietnam+
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: PV/Vietnam+
TPO - Sáng 7/12 tại Hà Nội, tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người vùng dân tộc miền núi (HRC) và Hội hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi (VAMEDA) đồng tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS)”.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải dự và phát biểu tại hội thảo. Hội thảo có sự tham dự của ông Koen Duchateau, Trưởng Ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh Châu Âu; bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam. Hội thảo được kết nối tới các điểm cầu tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk và huyện Lâm Hà, Lâm Đồng.

Trong 4 năm, từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2021, Trung tâm Phát triển Truyền thông và Sức khỏe (HCDC) đã triển khai thực hiện Dự án EC4 "Tổ chức xã hội thúc đấy dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản". Dự án do Liên minh Châu Âu (EU) và tổ chức ActionAid Việt Nam tài trợ được triển khai ở 3 xã Dang Kang, Hòa Phong, Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông, Đắk Lắk) và 2 xã Đan Phượng, Tân Thanh (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng).

Dự án đã tác động đến 95.320 đối tượng hưởng lợi, tương đương với 60% số phụ nữ và thanh niên ở các địa phương nói trên. Dự án đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá khá toàn diện các mặt tác động đến phụ nữ, thanh niên khi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như: Phong tục tập quán; tôn giáo, tín ngưỡng; điều kiện kinh tế hộ gia đình; trình độ văn hóa; cơ sở, trang thiết bị của các cơ sở khám chữa bệnh; năng lực, giới tính của nhân viên y tế thực hiện khám chữa bệnh... Dự án được tổ chức vận hành thông qua hệ thống y tế huyện, xã; cộng tác viên dân số kế hoạch hóa gia đình; Tổ chức phụ nữ thôn, xã và thành lập các nhóm cộng đồng tại mỗi xã.

Sau 4 năm hoạt động, dự án đã mang lại nhiều thành công, trong đó có 3 kết quả lớn nhất, đó là góp phần thay đổi nhận thức, năng lực của phụ nữ và thanh niên DTTS ở 2 huyện Krông Bông và huyện Lâm Hà về quyền và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và những kiến thức để họ có thể bảo vệ bản thân và gia đình trước các vấn đề dịch bệnh.

Kết quả thứ hai mà dự án mang lại đó là có mức độ cải thiện rõ rệt về chất lượng dịch vụ công tại địa phương. Theo đó, 2 phòng khám được xây dựng và vận hành với các thiết bị hết sức hiện đại như máy siêu âm 4 chiều, máy theo dõi sản khoa, bộ đỡ đẻ... đạt tiêu chuẩn; được liên kết trực tiếp với hệ thống bảo hiểm quốc gia; cộng với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ.

Thứ ba, dự án đã được xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các ban, các địa phương, các nhóm cộng đồng để cùng với chính quyền địa phương, trung tâm y tế huyện Krông Bông và huyện Lâm Hà có được cơ chế phối hợp. Trong đó, quy định rõ vai trò, nhiệm vụ của các bên; nguồn lực thúc đẩy việc tuyên truyền; giám sát chất lượng dịch vụ công để đảm bảo kết quả bền vững của dự án...

Cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số ảnh 1
Ông Lê Sơn Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Ảnh: PV/Vietnam+

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đã chúc mừng những kết quả của Dự án đã đạt được trong 4 năm qua. Với mục tiêu tăng cường các hoạt động của các tổ chức dân sự hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho các nhóm đối tượng yếu thế ở các khu vực nông thôn và DTTS của Việt Nam, dự án đã góp phần cùng với Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện các chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe và dân số đối với vùng đồng bào DTTS nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có bước phát triển mới, đời sống của đồng bào đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe đã được Chính phủ quan tâm. Thông qua nhiều chương trình, chính sách, Chính phủ đã đầu tư xây dựng 433 trạm y tế xã vùng đồng bào DTTS và miền núi; cấp miễn phí thẻ BHYT cho hơn 20.700.000 người DTTS; tăng cường công tác y tế dự phòng và bố trí bác sỹ về làm việc tại trạm y tế xã, đạt 69,2%; cùng với đó là hiệu quả hết sức tích cực của mô hình “cô đỡ thôn bản”... Chính phủ cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở 22 tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng giống nòi của một số DTTS đang bị suy giảm.

Trên cơ sở tình hình thực tế về y tế ở vùng DTTS và miền núi, Ủy ban Dân tộc là cơ quan đầu mối tham mưu cho Chính phủ về Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải nhấn mạnh: Để Chương trình MTQG thật sự phát huy hiệu quả, bên cạnh sự chủ động, có trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương còn rất cần đến sự ủng hộ nhiệt tình, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tài trợ, các đối tác phát triển, các tổ chức chính trị-xã hội và cộng đồng DTTS. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm trân trọng cảm ơn Phái đoàn Liên minh Châu Âu, tổ chức Actionaid, các bộ, ngành, địa phương liên quan đã, đang và sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng UBDT trong sự nghiệp phát triển toàn diện cộng đồng các DTTS Việt Nam giai đoạn vừa qua và trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.