Bình Thuận:

Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ vùng dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023, giai đoạn 2021 - 2030.

Được biết, kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình các cấp thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719.

Các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng gồm: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, bản; Người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên cho người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ vùng dân tộc thiểu số ảnh 1

Đồng thời, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm: cán bộ thuộc các sở, ban, ngành, chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung thành phần thuộc chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung thành phần của chương trình. Qua đó, nhằm trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ở các cấp có đủ năng lực quản lý, điều hành triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Từ kế hoạch này, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức các lớp tập huấn cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp theo các khung chuyên đề tại Quyết định số 752 ngày 11/10/2022 của Ủy ban Dân tộc.

Tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG 1719, mục tiêu là phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Bình Thuận giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5 - 2%/năm; 76,33% hộ dân tộc thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế; Thu nhập bình quân 30 triệu đồng/người/năm; 100% xã có đường ô tô rải nhựa cứng đến trung tâm xã…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.