Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thịt băm gói lá nướng được người dân tộc Thái chế biến từ những gia vị cổ truyền, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được hương của núi rừng Tây Bắc. Trước đây, là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, món ăn này có mặt trên thực đơn của nhiều nhà hàng, khu du lịch.

Theo gia đình vào tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp gần 20 năm, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Thái, đặc biệt là ẩm thực. Chị Sáu cho biết, người Thái chế biến các món ăn chủ yếu là món nướng. Món thịt băm gói lá nướng được nhiều người ghiền.

Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên ảnh 1

Chị Hạnh giới thiệu đặc sản thịt băm gói lá nướng

Sau khi rửa sạch miếng thịt lợn vai, chị Sáu băm nhỏ, trộn gia vị, ướp 10 phút. Lá chuối được chị trải sẵn thành 3 lớp, sau đó múc thịt đã ướp vào dàn đều. Chị cho biết, món này có thể gói thành hình chữ nhật hoặc cuộn tròn. Gói cuộn tròn thì phải dùng tre nẹp gọn gói thịt; ngoài dùng lá dong, lá chuối, bà con còn dùng lá dong rừng. Mỗi loại khi nướng chín, thịt sẽ có mùi thơm khác nhau.

Theo chị Lù Thị Hạnh (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột), chế biến các món ăn đặc sản của người Thái không khó, nhưng đòi hỏi phải có một số nguyên liệu, gia vị đặc trưng chỉ có ở vùng Tây Bắc. Món thịt băm gói lá nướng phải tẩm ướp nhiều loại gia vị cổ truyền của người Thái. Vì vậy, chị phải nhờ người nhà ở Sơn La gửi vào như hạt mắc khén…

Nói đoạn chị đặt gói thịt băm nướng trên than hồng. “Khi nướng phải chú ý khoảng cách với than vừa phải, vừa nướng vừa lật thịt mới chín đều. Khi thấy gói thịt băm có phần lá chuyển màu, có hương thơm đặc trưng là thịt đã chín”, chị Sáu nói.

Với chị Sáu và một số gia đình người Thái sinh sống ở huyện Cư M’gar, các món ăn truyền thống được gói gọn trong bữa ăn gia đình, thỉnh thoảng họ dành thời gian chế biến để lưu giữ truyền thống. Còn đối với chị Lù Thị Hạnh (dân tộc Thái, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột) khởi nghiệp với ẩm thực Thái.

Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên ảnh 2

Món thịt băm gói lá nướng được nhiều thực khách ưa thích

Mang theo nét văn hóa truyền thống từ quê hương Sơn La vào Đắk Lắk sinh sống hơn 20 năm, chị Hạnh đã làm nên thương hiệu từ những món ăn đặc trưng của dân tộc Thái với tên gọi “Thái Ban Mê”. Hiện tại các đặc sản dân tộc Thái như trâu bò gác bếp, thịt gói lá nướng,…Ngoài cung cấp cho khách hàng trong tỉnh Đắk Lắk, nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, TPHCM và các tỉnh miền Tây đặt hàng với số lượng lớn, dịp lễ tết, nhiều lúc sản phẩm của chị “cháy hàng”.

Chị Hạnh tâm sự, khởi nghiệp với ẩm thực đặc sắc của quê hương, không chỉ giúp chị có thu nhập ổn định mà còn góp phần giữ gìn, quảng bá nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Thái đến với mọi người, mọi vùng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.