Quảng Nam

Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học ở Bắc Trà My

TPO - Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới dưới nhiều hình thức từ hội nghị quán triệt trực tiếp, thông tin trên nhóm zalo, website nhà trường và lồng ghép qua các môn học, hoạt động trải nghiệm, diễn đàn, hội thi… là cách làm hiệu quả của huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học ở Bắc Trà My ảnh 1

Buổi sinh hoạt giao lưu trong hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới của các cán bộ, giáo viên huyện miền núi Bắc Trà My.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới được ngành giáo dục huyện Bắc Trà My tích cực triển khai giúp nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách giới và phòng, chống bạo lực.

Ngành GD&ĐT huyện đã thành lập Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, các trường học trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Theo đó, nhiều trường học tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực vào dịp 8/3, 20/10 và tháng hành động về bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (15/11-15/12) cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nữ trong ngành. Nội dung tuyên truyền pháp luật; sinh hoạt giao lưu; thăm các gia đình nữ CBQL, GV có hoàn cảnh khó khăn, hiểm nghèo; tham quan học tập.

Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học ở Bắc Trà My ảnh 2

Huyện miền núi Bắc Trà My nỗ lực tuyên truyền về bình đẳng giới.

Trong 6 tháng, toàn huyện có 39 trường và cơ quan Phòng GD&ĐT thành lập và củng cố, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, với trên 200 người kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới tại các trường học. Các thành viên thường xuyên nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động, triển khai, công tác bình đẳng giới hiệu quả.

Vấn đề bình đẳng giới cũng được lồng ghép trong xây dựng chính sách, pháp luật. Phòng GD&ĐT tham mưu UBND huyện xây dựng lồng ghép các chính sách, các quy định thúc đẩy bình đẳng giới trong ban hành phương án điều động viên chức giáo viên, cán bộ quản lý trường học, trong quy hoạch dự nguồn cán bộ.

Đánh giá 6 tháng đầu năm, 100% các đơn vị trường học tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đến đội ngũ CBQL, GV, NV dưới nhiều hình thức như hội nghị quán triệt trực tiếp, thông tin trên zalo nhóm nội bộ của đơn vị, trên website của nhà trường.

Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học ở Bắc Trà My ảnh 3

Các buổi giao lưu nâng cao năng lực tuyên truyền bình đẳng giới cho cán bộ, giáo viên.

Tuyên truyền bình đẳng giới cho học sinh

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, tổng số học sinh mầm non, tiểu học, THCS là 12.018/5.551 nữ. Trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 7.720/3.721 nữ (chiếm tỷ lệ 63,9%). Nữ dân tộc thiểu số chiếm 48,2%, chủ yếu là dân tộc Ca dong, Xê Đăng.

Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học ở Bắc Trà My ảnh 4

Nữ sinh huyện miền núi Bắc Trà My, Quảng Nam.

Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My Đậu Thị Luyện cho hay, tuyên truyền bình đẳng giới cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được địa phương hết sức chú trọng. Cấp học mầm non, tiểu học, THCS đã đưa nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em; bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi trải nghiệm để tuyên truyền, giáo dục học sinh.

Lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học ở Bắc Trà My ảnh 5

Lồng ghép tuyên truyền bình đẳng giới cho học sinh.

Các trường mầm non tuyên truyền về bình đẳng giới trong học sinh thông qua các hoạt động học và vui chơi, trải nghiệm, tập trung ở chủ đề gia đình, ngành nghề và Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới. Các trường tiểu học và THCS tuyên truyền bình đẳng giới thông qua các hoạt động giáo dục, môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, diễn đàn, hội thi, ...

Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Báo cáo 6 tháng đầu năm 2023 cảu Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My cho thấy, các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo theo mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành đạt và vượt theo kế hoạch. Cụ thể: Cơ quan phòng GD&ĐT có 1 nữ/3 lãnh đạo, quản lý đạt tỷ lệ 33,3% (chỉ tiêu là 30%); 39 trường học trực thuộc có 66 nữ/94 CBQL đạt tỷ lệ 70,21% (chỉ tiêu 70%); Tỷ lệ nữ CBQL, GV có trình độ thạc sĩ đạt 58,33%.

Đặc biệt, tỷ lệ nhà giáo đạt gia đình văn hóa đạt trên 95% (chỉ tiêu là trên 90%), không có nhà giáo bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới. 100% các cơ sở giáo dục có tổ chức thực hiện tuyên truyền về giới, trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực cho cán bộ quản lý và giáo viên.

Các vấn đề về giới, bình đẳng giới và bạo lực học đường cho học sinh được lồng ghép trong chương trình, kế hoạch giáo dục để tuyên truyền. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đúng 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học năm học 2022-2023 đạt 100% (923/923 học sinh), tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi học THCS hoàn thành chương trình giáo dục đạt 96%, trong đó học sinh người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình giáo dục THCS đạt trên 94% (chỉ tiêu 92%), học sinh nữ dân tộc thiểu số đạt trên 92% (chỉ tiêu 90% vào năm 2025).

"Chúng tôi luôn chú trọng tuyên truyền bình đẳng giới bằng nhiều cách, tới nhiều đối tượng từ cán bộ giáo viên, nhân viên tới các em học sinh. Cách làm lồng ghép, linh hoạt giúp công tác tuyên truyền không trở nên nhàm chán mà đạt hiệu quả cao hơn", bà Luyện cho hay.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.
Các chị em ở Cửa tiệm hạnh phúc mang sản phẩm đến giới thiệu ở các chợ phiên, chợ đêm, các cuộc thi khởi nghiệp…

Vải vụn 'vá lành' những vành trăng khuyết

TP - Những mảnh vải vụn, vốn là rác thải ngành may, lại trở thành sinh kế của nhiều chị em phụ nữ yếu thế ở Hội An (tỉnh Quảng Nam), “vá lành” những vành trăng khuyết. Qua những đôi bàn tay khéo léo, vải vụn được tái sinh thành những món đồ handmade (làm bằng tay) độc đáo, hữu dụng.