Lên đời cho… nấm

0:00 / 0:00
0:00
 Chị Thảo trong ngôi nhà của nấm. Ảnh: Giang Thanh
Chị Thảo trong ngôi nhà của nấm. Ảnh: Giang Thanh
TP - Mất gần 3 năm tìm tòi và thử nghiệm, vợ chồng chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1988, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) phát triển thành công trang trại nấm rơm công nghệ cao, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Rút ngắn vòng đời của nấm rơm

Trong phòng nấm rộng khoảng 35m2, chị Phương Thảo cùng chồng đang cẩn thận kiểm tra chất lượng các giàn giá thể nấm rơm để chuẩn bị thu hoạch bán vào dịp rằm. Là người miền Bắc, sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng nhiều năm, chị Thảo nhận thấy người dân ở đây rất chuộng nấm trong thực đơn. Năm 2017, hai vợ chồng bắt tay nghiên cứu trồng nấm công nghệ cao từ phòng nấm chỉ rộng chừng 15m2.

Đều là tay ngang, vợ chồng chị Thảo tìm đến nhiều vùng trồng nấm rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh phía Bắc để học nghề. “Theo phương pháp truyền thống, mùa trồng nấm chủ yếu là vào mùa hè, mỗi năm chỉ làm được 3-5 tháng. Để khắc phục khó khăn này, tôi tự nghiên cứu hệ thống tạo nhiệt độ, độ ẩm ổn định cho các phòng nấm”, anh Đào Huy Tùng, chồng chị Thảo cho hay.

Vợ chồng chị dựng nhà cho nấm, với tổng diện tích gần 400m2 gồm 8 phòng nấm khép kín. Việc làm chủ được nhiệt độ, độ ẩm của phòng nấm giúp vợ chồng chị Thảo rút ngắn vòng đời sinh trưởng của nấm từ 20-25 ngày theo phương pháp truyền thống xuống còn 12-15 ngày.

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp

Ngoài việc sử dụng rơm, chị Thảo nghiên cứu dùng các nguyên liệu thải khác như vỏ quả bông, xơ dừa, bã mía, mùn thải nấm bào ngư, cây lục bình… để làm giá thể cho nấm rơm phát triển.

Mỗi phòng nấm, từ 6 tạ nguyên liệu giá thể có thể thu được 80-90kg nấm thành phẩm. “Nấm rơm trồng theo phương pháp truyền thống chỉ đạt năng suất khoảng 10%, tuy nhiên, 8 phòng nấm của chúng tôi đều cho năng suất từ 15-17%”, anh Tùng cho hay.

Nấm rơm vốn có giá trị cao, thời điểm bình thường giá bán sỉ đã ở mức 70-90 ngàn đồng/kg. Những dịp ăn chay, giá nấm ở mức 130-150 ngàn đồng/kg. Vì ứng dụng công nghệ nên vợ chồng chị chủ động thời điểm thu hoạch nấm không bị thương lái ép giá. Trừ chi phí, mỗi tháng cơ sở nấm thu lãi từ 35-40 triệu đồng.

Theo bà Hứa Thị Thùy Phương, Chủ tịch Hội nông dân quận Cẩm Lệ, mô hình trồng nấm rơm công nghệ cao của vợ chồng chị Thảo là mô hình đầu tiên trên địa bàn quận, đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Sắp tới, Hội sẽ phối hợp với Trung tâm Công nghệ Sinh học và Liên hiệp các hội KHKT TP để hỗ trợ cơ sở tối ưu hóa quy trình sản xuất”, bà Phương nói.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.