Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong ngày lễ, mọi người sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà…

Trong ngôi nhà nhỏ, ông Lô Văn Đức (71 tuổi, trú bản Đồng Kho – Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đang tỉ mỉ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm ít lông gà. Phía sau nhà, vợ và anh em trong gia đình của ông đang tập trung, sửa soạn mâm cơm gồm xôi, thịt gà,… để dâng lên tổ tiên.

“Ngày 9/9 âm lịch hằng năm, người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ lại làm lễ Làu Khà. Trong ngày này, con cháu trong nhà sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà. Ngoài ra, chặt thêm một ít cây tre nứa, gói thêm ít gạo, tiền để trong đôi quang gánh nhỏ”, ông Đức chia sẻ.

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An ảnh 1

Người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm lông gà.

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An ảnh 2Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An ảnh 3
Việc treo tấm phên nứa có cài lông gà trước nhà có ý thông báo rằng ông bà tổ tiên đã đi lên trời làm nhà cho Ngọc Hoàng.

Tương truyền, vào ngày 9/9 âm lịch, người đầu tiên của dòng họ Lô qua đời lên thiên đàng đúng ngày Ngọc Hoàng đang xây dựng cung đình. Vì người họ Lô này lên không mang theo đồ đạc gì nên Ngọc Hoàng đã cho trở về hạ giới để lấy tre, gỗ lên xây nhà.

Xuống hạ giới gặp lại gia đình, được con làm bữa ăn xôi, thịt gà, người cha kể lại việc trở về lấy gỗ lên làm nhà cho Ngọc Hoàng. Từ đó, cứ đến tháng 9 âm lịch hằng năm, dòng họ Lô nơi đây lại làm lễ Làu Khà.

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An ảnh 4
Ông Lô Văn Đức làm mâm cơm cho ông bà tổ tiên dịp lễ Làu Khà.

Ông Lô Văn Đức cho biết thêm, đôi quang gánh chứa ít tre gỗ, còn thức ăn và tiền đem đi đường, đói khát thì nghỉ chân ăn uống. Sau khi gia đình ăn uống xong, đôi quang gánh sẽ được treo ở một góc nào đó trong nhà hoặc đem ra ngoài vườn. Trước nhà sẽ treo tấm phên nhỏ cài lông gà để báo hiệu rằng ông bà tổ tiên đã lên trời xây nhà cho Ngọc Hoàng.

Một điểm đặc biệt là trong vòng một tháng từ ngày 9/9 đến ngày 9/10 âm lịch, những gia đình nào làm lễ Làu Khà sẽ không được xây dựng bất cứ công trình nào như nhà cửa, chuồng trại,... Còn công việc mưu sinh khác vẫn diễn ra bình thường.

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An ảnh 5

Sau khi gia đình ăn uống xong, đôi quang gánh sẽ được treo ở một góc nào đó trong nhà hoặc đem ra ngoài vườn.

Anh Lô Văn Pháp, Trưởng bản Đồng Kho - Đồng Thờ cho biết, bản có hơn 350 hộ, trong đó có khoảng 70 hộ họ Lô làm lễ Làu Khà. Lễ này được hiểu đơn giản là dịp con cháu họ Lô làm mâm cơm, sắm đồ cho tổ tiên lên trời làm nhà cho Ngọc Hoàng. Các gia đình thường mời anh em, bạn bè đến nhà ăn uống hát hò dịp lễ Làu Khà nhằm thắt chặt thêm tình cảm họ hàng, láng giềng. Đây là một phong tục, một nét đẹp văn hóa của người dân địa phương.

Ông Trần Văn Kiều, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Dũng cho hay: “Làu Khà là lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ. Có nhiều dòng họ Lô nhưng chỉ có họ Lô Cáu mới có lễ Làu Khà.

Theo đó, đúng ngày 9/9 âm lịch hằng năm, con cháu trong dòng họ lại tụ họp, quây quần làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà, làm thêm đôi quang gánh…. Truyền thống ấy được lưu truyền từ xưa đến nay và trở thành một phong tục độc đáo của đồng bào dân tộc Thái họ Lô nơi đây”.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.
Nghệ nhân K’Bes và đội chiêng nữ ở Lâm Hà. Ảnh: Chế Phương Nam

Hiện thân của thanh âm đại ngàn

TP - Nghệ nhân ưu tú K’Bes được ví như thanh âm rền vang giữa núi rừng. Ông có thể chơi được nhiều nhạc cụ, không chỉ của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, dạy cồng chiêng cho hàng trăm người. Đặc biệt ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi biết chỉnh chiêng.