Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên

0:00 / 0:00
0:00
Nhà mồ của người bản địa Tây Nguyên
Nhà mồ của người bản địa Tây Nguyên
TPO - Sau nhiều năm vận động bà con, đấu tranh với hủ tục lập mộ nổi, dần dà những mộ phần lộ thiên trên địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã được thay thế bằng nghĩa trang đời sống mới, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và loại bỏ nguy cơ làm lây lan dịch bệnh tại địa phương. 

Già Ya Yẻo (xã Tà Năng) hào hứng đưa chúng tôi đi viếng nghĩa trang của những dòng họ lớn như Ma U, Nắc Ra Na… Nhiều mộ được xây dựng khá khang trang. Riêng mộ phần của những người vừa chết được che bằng tôn, chờ sau khi làm lễ bỏ mả sẽ xây kiên cố.

Già phấn khởi nói bây giờ người Chu Ru đã quen với việc địa táng chứ không đưa quan tài vào mộ nổi. Thấy tôi nhìn về hướng những ngôi nhà nhỏ vách gỗ, mái lá nằm lẩn khuất trong rừng với ánh mắt dò hỏi, già nói ngay: "Đó chỉ là nơi cất giữ tài sản mà người sống chia cho người chết chứ không chứa hài cốt như trước".

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 1

Nghĩa trang đời sống mới của người Chu Ru

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 2

Lợp tôn che tạm, chờ làm lễ bỏ mả rồi mới xây mộ

Còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, một người dân đã đưa chúng tôi đi xem ngôi mộ nổi của một dòng họ trong cánh rừng ở lưng chừng đồi. Mộ có hình dáng tựa như chòi canh lúa, diện tích 9-12m2, vách ván, lợp tranh, 4 góc là 4 cột gỗ được đẽo gọt, trang trí bằng hoa văn. Tường nhà rêu mốc, mái mục nát hở cả vòm mái.

Đồng bào còn có tục hỏi nguyên nhân cái chết. Sau khi liệm, người ta đặt một ống hồ lô có đục lỗ dưới hòm. Các vị chức sắc trong họ và thân nhân người xấu số đứng cách hòm 3-4m phóng lao vào lỗ và hỏi: “Vì sao mày chết? Có phải do tranh chấp, thù hằn...”. Khi nào cây lao trúng đích thì nguyên nhân mới được xác định(?) Nhiều cái chết rành rành do bệnh tật song vì tập tục này mà phát sinh mâu thuẫn trong dòng họ, buôn làng.

Khi leo lên cây nhìn xuống, tôi thấy hơn chục chiếc quan tài chất chồng lên nhau, có cái đã mủn, sụp sâu trong lớp đất xám đen. Những chiếc khác, ván bắt đầu mục, lộ hài cốt. Nghĩ đến chuyện người chết ở cạnh người sống, tôi không khỏi rùng mình.

Thi hài phân hủy lộ thiên có nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường. Khi có gió lớn, mùi tử khí lan đến tận khu dân cư bởi chỉ cách mộ nổi từ 500-900m.

Rời ngôi mộ lộ thiên, tôi liền tìm gặp ông K’Tem, Chủ tịch UBND xã Tà Năng lúc bấy giờ. Ông từ tốn bảo: "Chúng tôi đã nắm rõ hủ tục này, đang quyết liệt vận động dân làng xóa bỏ. Trước đó, khi triển khai phòng chống sốt rét, thổ tả tại các ổ dịch ở Tà Năng, cán bộ y tế đã phát hiện, báo cáo với chính quyền về mối nguy cơ của mộ nổi".

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 3

Nghĩa trang đời sống mới

Lâm Đồng: Để không còn những mộ phần lộ thiên ảnh 4

Mộ phần lộ thiên cũ

Trước tình hình đó và thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xã Tà Năng quyết liệt loại bỏ mộ nổi.

“Ban đầu cũng gay go lắm! Ngay trong đội ngũ cán bộ cũng có ý kiến phản đối vì cho rằng đi ngược với tập tục của ông bà, trái ý hồn ma sẽ bị họa cháy nhà, dịch bệnh. Một số phần tử quá khích còn dọa đánh người thi hành công vụ”, Chủ tịch UBND xã Tà Năng chia sẻ.

Theo ông K’Tem, cùng với việc tuyên truyền vận động người dân bỏ hủ tục đưa người chết vào những ngôi mộ nổi, xã quy hoạch đất để xây khu nghĩa trang đời sống mới.

Tại đây, quan tài được chôn sâu xuống đất, bên trên người ta dựng ngôi nhà hệt như nhà mồ truyền thống song được thu nhỏ lại. Xung quanh mộ đặt một số chiêng, ché, bát đĩa, sừng trâu… Đây là những tài sản mà người sống chia cho người chết theo phong tục lâu đời.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.