TPO - Đơn Dương là vùng sản xuất rau lớn nhất, huyện nông thôn mới đầu tiên ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Đây cũng là địa phương triển khai hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
TPO - Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.
TPO - Trước kia, khi chồng chẳng may vắn số, người vợ thuộc các tộc người K’Ho và Chu Ru phải lo xây mộ, đồng thời “trả nợ xương cốt” cho gia đình chồng. Nay hủ tục này dần được xóa bỏ để các bà góa bớt gánh nặng nợ nần.
TPO - Từ chỗ chuyên đi làm thuê, nhiều phụ nữ K’Ho, Chu Ru ở các huyện Lạc Dương và Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cùng nhau thành lập nông trang, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất, chế biến nông sản hữu cơ để thoát nghèo và góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
TPO - Sau nhiều năm vận động bà con, đấu tranh với hủ tục lập mộ nổi, dần dà những mộ phần lộ thiên trên địa bàn huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã được thay thế bằng nghĩa trang đời sống mới, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và loại bỏ nguy cơ làm lây lan dịch bệnh tại địa phương.
TPO - Trước tình trạng những hủ tục lạc hậu trong cưới xin tồn tại dai dẳng trong các buôn làng, đẩy không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên vào bi kịch, Hội phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp giúp nhiều đôi trai gái.
TPO - Không cao vút, hoành tráng như bao thánh đường khác, nhà thờ Ka Đơn được xây dựng tương đối thấp, ẩn mình dưới những tán thông, hòa vào thiên nhiên, mang đậm nét kiến trúc và văn hóa của người Chu Ru bản địa.
TP - Nói đến bầu nhiệt huyết, người ta thường nghĩ ngay đến giới trẻ. Thế nhưng, lạ thay, chúng tôi lại tìm thấy “lửa” ở một người tuổi đã xưa nay hiếm như già Jơlơng Ya Loan ở làng Hơma Glây (Lâm Đồng).