‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên

0:00 / 0:00
0:00
Đám cưới của người K'Ho
Đám cưới của người K'Ho
TPO - Trước tình trạng những hủ tục lạc hậu trong cưới xin tồn tại dai dẳng trong các buôn làng, đẩy không biết bao nhiêu nam nữ thanh niên vào bi kịch, Hội phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã có những biện pháp giúp nhiều đôi trai gái.

Già làng Ya Du (xã Próh, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) cho biết các tộc người K’Ho và Chu Ru ở Nam Tây Nguyên có tục “bắt chồng”. Nếu sơn nữ phải lòng chàng trai nào thì báo cho mẹ biết để cậy nhờ ông cậu và người mai mối đến nhà trai dạm hỏi. Toàn bộ việc cưới xin do nhà gái lo liệu. Nhà trai có quyền thách cưới nhưng sau đó chàng rể về sống bên nhà vợ.

‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên ảnh 1

Mang lễ vật đến nhà trai để bắt chồng

Ngày xưa, nhà trai thường đòi lễ vật là chiêng ché, trâu bò, vòng cườm, nhẫn bạc, khố, chăn... Đám cưới được tổ chức linh đình kéo dài nhiều ngày bên nhà gái, có những đám kéo dài 7 ngày đêm.

‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên ảnh 2

Đôi vòng đồng đính ước của đôi trai gái tộc người K'Ho

Những thập niên gần đây, hầu hết các lễ vật được quy ra thành tiền mặt. Muốn bắt chồng cho con, nhà gái phải có chí ít vài ba chỉ vàng và vài triệu đồng. Còn thông thường, nhà trai thách cưới từ 1-1,5 lượng vàng và từ 5-10 triệu đồng. Đối với những đôi có con trước hôn nhân, có khi nhà trai thách cưới “cắt cổ” từ 3-5 lượng vàng, kèm theo 50 triệu đồng.

Vì hủ tục ấy, nhiều gia đình có 5-7 con gái chỉ đủ tiền bắt 3-4 chàng rể, các cô còn lại cam chịu ế chồng. Hầu như thôn nào cũng có những sơn nữ không bắt được chồng vì nghèo khổ, có thôn mười mấy sơn nữ chịu cảnh độc thân suốt đời.

‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên ảnh 3

Các sơn nữ vất vả mưu sinh

Có những gia đình phải bán trâu, bò, sang nhượng hoặc cầm cố nhà cửa, ruộng vườn để có tiền cho con bắt chồng; sau đó thì “còng” lưng làm lụng để trả nợ. Trong trường hợp vợ chồng không trả hết thì đến đời con, đời cháu phải trả.

Trước tình hình đó, từ năm 2017, Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất phương án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2015-2025” và từng bước đẩy lùi các hủ tục trong cưới hỏi. Đề xuất này đã được cơ quan Đảng, chính quyền tiếp thu, ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện.

‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên ảnh 4

Nhẫn bạc đính hôn của người Chu Ru tuy giá trị không lớn nhưng được chế tác thủ công theo phong tục

Theo bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh, Hội đã thành lập các câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật” góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ nói riêng, người dân nói chung.

‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên ảnh 5

Trao váy thổ cẩm cho họ hàng nhà trai trong đám cưới theo nếp sống mới của người Chu Ru

Các cấp Hội còn xây dựng nhiều mô hình thiết thực khác, chẳng hạn Câu lạc bộ phụ nữ "4 không" của Hội phụ nữ huyện Lạc Dương: “Không hôn nhân cận huyết thống, không tảo hôn, không thách cưới và không vay nặng lãi”.

Thông qua các câu lạc bộ này, hội viên phụ nữ giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, từng bước loại trừ các hủ tục lạc hậu.

‘Cuộc chiến’ với hủ tục thách cưới ở Nam Tây Nguyên ảnh 6

Nhà gái tặng vòng cườm cho họ hàng nhà trai

Chị Ma Im chia sẻ: Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã suy nghĩ tích cực hơn trong việc cưới hỏi, vượt qua những tục lệ khắt khe để đến với nhau vì tình yêu chứ không thách cưới. Hoặc một số gia đình vẫn thách cưới nhưng khi lễ vật, tiền bạc được mang đến thì nhà trai chỉ giữ lại những tặng phẩm theo phong tục như nhẫn bạc, vòng cườm, váy, chăn, còn toàn bộ số tiền thì cho đôi vợ chồng trẻ để có vốn làm ăn. Đây là việc làm nhân văn, vừa giữ được phong tục riêng vừa giúp nhà gái không phải bán nhà, mượn nợ để bắt chồng cho con.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.