Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.
Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru ảnh 1

Vườn quýt ở xã P'ró. Ảnh: Bông sen trắng

Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru ảnh 2
Du khách tham quan, check in trong vườn quýt. Ảnh: Bông sen trắng

Chủ nhân khu vườn cho biết, mùa quýt hồng kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tuy nhiên, vườn chỉ đón khách tham quan gần 2 tháng khi trái chín rộ, sau đó sẽ thu hoạch toàn bộ.

“Nhờ có Ma Liên dẫn đường nên tụi em mới đến được nơi này. Chưa từng thấy vườn quýt nào đẹp như vậy nên tụi em check-in suốt mấy tiếng đồng hồ, hy vọng có nhiều ảnh đẹp”, Lê Nguyễn Minh Trang (đến từ tỉnh Ninh Thuận) vui vẻ nói.

Từ vườn quýt trở ra, hai tay của sơn nữ Ma Liên (người Chu Ru) xách 2 túi quýt nặng trĩu. "Mấy người bạn đến từ tỉnh Ninh Thuận nhờ mình hướng dẫn vào tham quan, chụp ảnh vườn quýt. Nếm thử thấy quýt thơm ngon nên ai cũng mua mấy túi về ăn và làm quà cho bạn bè, người thân. Nhà mình ở thị trấn D’ran, cũng trồng quýt nhưng không nhiều và đẹp như vườn này”, Ma Liên vui vẻ kể.

Theo chân Ma Liên đến D’ran, chúng tôi hoa mắt với những vườn quýt đường, quýt tiều và quýt giấy nhuộm vàng núi đồi. Cạnh đó là rừng thông xanh ngắt tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru ảnh 3

Thu hoạch quýt ở D'ran

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru ảnh 4

Các bạn trẻ hào hứng chụp ảnh trong vườn quýt ở D'ran

Khi đến tham quan, du khách leo lên những con dốc quanh co, thơ mộng, len lỏi trên những lối đi nhỏ, khom mình luồn qua những cành cây, tránh đụng phải những chùm quýt trĩu nặng. Ai nấy đều phấn khởi cho rằng đây là địa điểm chụp ảnh check-in lý tưởng.

D’ran là vùng trồng quýt lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với khoảng 40ha, bắt đầu thu hoạch rộ nhất từ giữa tháng Chạp âm lịch, tới 25 Tết hằng năm. Các loại quýt ở đây có vỏ mỏng, nhiều nước, vị ngọt, mùi thơm đặc trưng và màu sắc đẹp.

Quýt Đơn Dương không chỉ tiêu thụ ở Lâm Đồng mà còn được chuyển xuống TPHCM, Đồng Nai, Nha Trang, Đà Nẵng....Giá bán sỉ từ 20.000đ-25.000đ/kg tùy loại và giá bán lẻ là 30.000đ/kg, cao hơn giá quýt ở nhiều địa phương khác. Nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng từ vụ quýt Tết này.

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru ảnh 5

Vận chuyển quýt ra khỏi vườn

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru ảnh 6

Quýt được trồng nhiều trên sườn đồi

Theo Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, việc triển khai đồng loạt các dự án, chính sách của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo; trợ giá giống cây trồng cho người dân thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số những năm gần đây đã góp phần làm thay đổi diện mạo một số xã, thị trấn ở huyện Đơn Dương.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho, Chu Ru được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa, ngô, sắn… sang trồng các loại cây cho thu nhập cao hơn như rau màu, cà phê Arabica và cây ăn trái như hồng, quýt.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

TPO - "Cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống. Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hoá của nhân dân. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.