TPO - Dinh thự Vua Mèo nằm tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, có kiến trúc vô cùng độc đáo, kết hợp từ kiến trúc của người Trung Quốc, Pháp và cách xây dựng của người Mông.
Được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, cho đến nay dinh thự họ Vương của vua Mèo Vương Chính Đức đã tồn tại được gần thế kỷ. Với kiến trúc xây dựng vô cùng đặc sắc, dinh thự cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia vào năm 1993.
Chủ nhân của dinh thự - ông Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào người H’Mông ở Đông Bắc Việt Nam suy tôn là vua Mèo và cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.
Vua Mèo bắt đầu khởi công xây dinh thự từ năm 1898 đến 1903 thì khánh thành, toàn bộ dinh thự họ Vương có diện tích gần 3.000 m2. Số tiền mà vua Mèo bỏ ra xây dựng ngôi dinh thự lên tới 15 vạn đồng bạc trắng, tính ra tiền bây giờ là khoảng 150 tỷ.
Toàn bộ dinh thự nằm trên một khối đất cao ráo, xung quanh lại được bao phủ bởi các dãy núi vòng cung. Đây chính là địa thế hình mai rùa có chức năng phòng thủ rất tuyệt vời. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường đá dày 60-70 cm, cao 2 m, có nhiều lỗ châu mai và phía sau có 2 lô cốt kiên cố.
Trải qua trăm năm tuổi và biết bao biến cố, thăng trầm dinh thự cổ này vẫn còn được giữ gần như nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi cái khắc nghiệt của địa hình và khí hậu miền núi phía Bắc.
Kiến trúc của dinh thự họ Vương được kết hợp từ kiến trúc của người Trung Quốc, Pháp và cách xây dựng của người Mông.
Đường dẫn vào dinh thự được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uốn lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, chạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn độc đáo.
Toàn dinh thự được chia ra làm 3 khu Tiền, Trung, Hậu với tất cả 64 phòng có sức chứa lên tới 100 người, là nơi sinh sống, làm việc của toàn bộ người trong gia tộc họ Vương.
Tường của các phòng ở dùng đá xanh để xây, mái vách từ gỗ thông và dùng ngói đất nung để lợp.
Năm 1993, toàn bộ khu dinh thự vua Mèo được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
TPO - Du khách đến Lễ hội hái mận được theo dõi thi cắm trại, trưng bày ẩm thực dân tộc và các chương trình văn nghệ, tham gia trò chơi dân gian như kéo co, rồng ấp trứng và tham gia trực tiếp trò chơi đi cầu kiều, bắn nỏ, ném bóng...
TPO - Chiều 13/5 tại Chùa Thành (thành phố Lạng Sơn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại lễ Phật đản 2022 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
TPO - Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Lạc Dương, Lâm Đồng được hỗ trợ vốn, kỹ thuật để khởi nghiệp trồng Atiso cùng một số loại cây khác. Sản phẩm làm ra được các doanh nghiệp liên kết bao tiêu nên thu nhập của nhiều hộ người K’Ho tăng cao.
TPO - Tới miền Tây xứ Nghệ vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, ôm ấp bởi những làn mây trắng tinh khôi kì ảo đẹp tựa chốn thiên đường.
TPO - Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
TPO - Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
TPO - Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.
TPO - Mặc dù đang lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhưng đình làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) lại không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống khiến nhiều du khách không khỏi tò mò.
TPO - Chùa Tam Chúc nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, phía trước là hồ Lục Nhạc, phía sau là núi Thất Tinh. Chùa được xây bên một ngôi chùa cổ cùng tên, gắn với truyền thuyết 'Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh' huyền bí.
TPO - Trong 40 năm qua, với tư cách là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trải qua 8 kỳ Đại hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
TPO - Dịch COVID-19 phần nào ảnh hưởng đến việc kinh doanh nhưng những ngày cận Tết làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vẫn tất bật hoàn thành các đơn hàng.