TPO - Nghề đậu bạc ở làng Định Công (Hà Nội) có từ thế kỷ thứ VII, thời Tiền Lý, là một trong những nghề tinh hoa của kinh thành Thăng Long.
Đậu bạc tức là kéo bạc đã nung chảy thành những sợi chỉ bạc, rồi từ những sợi chỉ này chuyển thành những hình hoa lá, chim muông gắn vào những đồ trang sức. Đậu phải làm thủ công chứ không thể bằng máy. Gia đình nghệ nhân Quách Văn Hiểu - Quách Tuấn Tú ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) là một trong ít nhà còn duy trì nghề truyền thống của làng nghề đậu bạc Định Công.
Gia đình nghệ nhân đã có 5 đời làm nghề đậu bạc. Để đào tạo được một người thợ đậu bạc lành nghề phải mất 3-5 năm. Nghệ nhân Quách Văn Hiểu đang truyền dạy kỹ thuật đậu bạc cho cháu nội.
So với các làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), Châu Khê (Hải Dương), những sản phẩm ở Định Công có nét đặc trưng riêng và được làm hoàn toàn thủ công.
Từ những thỏi bạc, người thợ khéo léo kéo chúng thành các sợi bạc nhỏ mảnh như sợi chỉ rồi uốn, ghép, thành các chi tiết khác nhau. Sau đó, họ đem ghép các chi tiết đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Sản phẩm đậu bạc đạt yêu cầu phải đậu đều tay, hàn nuột, không đọng vảy và các chi tiết hài hòa, cân xứng.
Để tạo nên sản phẩm có tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng cao nghệ nhân phải đáp ứng được những yêu cầu sự khắt khe về kỹ thuật, đòi hỏi phải kiểm soát tốt mọi thao tác.
Những tác phẩm tinh xảo của người thợ đậu bạc Định Công.
Công phu cầu kỳ nên mỗi sản phẩm kim hoàn của làng Định Công làm ra khó có thể lẫn với những sản phẩm của làng khác.
TPO - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
TPO - Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Hà Tĩnh đã giúp nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tạo động lực, tiếp sức để phụ nữ vùng biên giới có ý chí vươn lên…
TPO - Ngày 17/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Giáo dục huyện A Lưới tổ chức lễ tuyên dương các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023, tại huyện A Lưới.
TP - Là một trong 4 thí sinh nữ trúng tuyển vào Học viện Hậu cần năm 2023, không những thế, Vi Thị Thu còn đạt mức điểm cao nhất, trở thành nữ thủ khoa đầu vào của học viện.
TPO - Xóa nhà tranh tre dột nát, hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất là những điều ý nghĩa mà mô hình “cây ATM 1.000 đồng” đã mang lại cho người dân nghèo ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An.
TP - Vì nhẹ dạ, cả tin vào những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao”, nhiều phụ nữ người Cor ở huyện miền núi Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đã bị các đối tượng xấu dụ dỗ bán ra nước ngoài, rồi đòi người nhà gửi số tiền rất lớn để chuộc.
TPO - Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch được tỉnh Bình Dương quy hoạch trên tổng diện tích 5,4 ha. Bình Dương dự chi hơn 200 tỷ đồng để đưa làng nghề hơn 300 năm trở thành điểm du lịch.
TPO - Từ ngày 16/9 đến hết tháng 9 tại huyện Hoàng Su Phì, UBND huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang tổ chức Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2023.
TPO - Cục Đường bộ vừa trình Bộ GTVT dự thảo sửa thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó đề xuất bãi bỏ quy định “Giấy xác nhận người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt” đối với học viên khi thi bằng lái xe.
TPO - Bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 là thời điểm bước vào “mùa vàng”, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại trùng trùng điệp điệp nhuộm vàng cả vùng đẹp ngỡ ngàng khó có thể rời mắt.