Kỳ lạ nhà thờ Ka Đơn

0:00 / 0:00
0:00
TP - Khác với các nhà thờ lớn trên thế giới với không gian thánh lễ nguy nga, huyền bí, nhà thờ Ka Đơn (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) có thiết kế cực kỳ đơn giản, khiêm nhường ẩn mình giữa núi đồi nhưng lại tạo ra những giá trị mới, vượt qua giới hạn hình khối và công năng sử dụng.

Phần mái của nhà thờ Ka Đơn không cao vút như các nhà thờ khác mà thoai thoải như mái nhà của người Chu Ru, thấp thoáng trong rừng thông; duy chỉ có tháp chuông đưa thánh giá lên cao để giáo dân nhìn thấy. Có thể nói đây là nhà thờ thấp nhất thế giới vì chỉ có tầng trệt cao vài mét. Nhà thờ được lợp bằng ngói đỏ, tường quanh chánh điện không được xây kiên cố mà lắp ghép bằng những “rèm” nan gỗ. Chèn giữa các thanh gỗ là lớp kính trong suốt để từ bên trong nhà thờ, có thể nhìn thấy những con chiên hành lễ trên sân; và ngược lại, từ ngoài sân vẫn nhìn thấy bên trong chánh điện. Nhà thờ không có bậc thềm, chẳng tiền sảnh và cũng không có cổng rào...

Từ ý tưởng ban đầu của linh mục Nguyễn Đức Ngọc, vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương - Nguyễn Tuấn Dũng (Đại học Berlin) đã thiết kế nhà thờ Ka Đơn. Việc thi công nhà thờ kéo dài 4 năm, hoàn thành năm 2014. Ngay từ khi còn nằm trên bản vẽ (năm 2011), bản thiết kế nhà thờ Ka Đơn đã được vinh danh giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu. Đến 2016, nhà thờ này đạt giải nhì cuộc thi Kiến trúc Thánh Quốc tế lần thứ 6.

Với thiết kế này, nhà thờ và thiên nhiên không bị chia cắt mà hòa quyện vào nhau: Vừa tận dụng được nguồn sáng tự nhiên, vừa tạo được một không gian thoáng rộng và gần gũi để bất cứ ai cũng có thể bước vào nhà thờ. Cùng với sự cơ động của các phòng giáo lý, sinh hoạt đa năng và mái hiên rộng bao quanh, không gian thánh lễ có thể mở rộng để 3.000 người cùng dự lễ.

Kỳ lạ nhà thờ Ka Đơn ảnh 1

Nhà thờ Ka Đơn

Nhiều kiến trúc sư cho rằng nhà thờ Ka Đơn tiêu biểu cho sự hội nhập nghệ thuật thánh với không gian và cộng đồng dân tộc thiểu số. Nhà thờ có hình khối đơn giản mang nét đặc trưng vùng cao, hòa lẫn vào thiên nhiên chung quanh, có không gian mở phù hợp với sinh hoạt của người bản địa. Bên trong chánh điện, tất cả các băng ghế đều làm từ gỗ thông, cách điệu từ hình ảnh con trâu trong văn hóa truyền thống của người Chu Ru; không có lưng dựa để khỏi vướng víu, vì tín hữu nơi đây thường mang gùi mỗi khi dự thánh lễ.

Nhà thờ Ka Đơn bình dị, gần gũi mà vẫn giữ được nét uy nghiêm; đơn sơ nhưng đã tạo được nhiều bất ngờ trong giáo giới cũng như những người làm nghệ thuật, đặc biệt các các kiến trúc sư. “Tôi ngẩn ngơ vì ý tưởng kiến trúc rất độc đáo, với mái thấp như đình làng, nhưng bao la hơn, mênh mông hơn, lòng che chở như vô tận. Mái nhà thờ thấp, nhưng tác giả dùng vô số những thanh gỗ vươn cao, khêu gợi cảm xúc hướng thượng, vô cùng thanh thoát trong hiệu ứng kính lót, tạo nên sự long lanh của ánh sáng, càng làm cho ý tưởng rộng mở của tinh thần Thiên Chúa”, họa sĩ Trịnh Cung chia sẻ khi tham quan nhà thờ Ka Đơn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

 Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

TPO - Trong tháng 10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong đó chủ đề chính là “Khám phá nét ẩm thực dân tộc”.
Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

TPO - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF Việt Nam) vừa tổ chức lớp tập huấn tiếp cận mô hình sinh kế hiệu quả với chi phí ban đầu rất thấp cho đồng bào Khmer tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

TPO - Đó là trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Nam Đông tổ chức, gắn với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo nên trong tiến trình phát triển xã hội.
Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

TPO - Đây là lần thứ 2 nữ đại biểu Thào Thị Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Sơn La xuống Hà Nội và là lần đầu tiên được tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nữ sinh dân tộc Mông háo hức theo chân hướng dẫn viên tìm hiểu các hiện vật và lịch sử dân tộc trong niềm tự hào.