Giữ rừng để phòng chống thiên tai

0:00 / 0:00
0:00
TP - Để tránh các vụ việc sạt lở gây chết người thương tâm như ở Đà Lạt, Đắk Nông gần đây, Kon Tum đang coi giữ và trồng rừng là giải pháp hàng đầu.

Khi động đất như cơm bữa

Là xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cách trung tâm huyện Kon Plông hơn 30km về phía Nam, Đăk Tăng có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, các thôn làng nằm phân bố rải rác, không đồng đều. Người dân thôn Đăk Tăng (xã Đăk Tăng) đã quá quen với các trận động đất.

“Hồi mới xảy ra các trận động đất đầu tiên cả thôn ai cũng sợ, ôm con chạy hết ra ngoài. Sau này cán bộ về giải thích, chỉ cách làm gì khi động đất xảy ra, cả thôn mọi người đều yên tâm cả rồi. Riêng nhà tôi giờ để hết các vật nguy hiểm xuống đất, tránh khi rung lắc rơi trúng người”, ông A Hương, trưởng thôn Đăk Tăng, kể.

Động đất kích thích xảy ra bắt đầu từ tháng 4/2021, ngay sau khi Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước. Theo các nhà khoa học, trận động đất mạnh 4,7 độ richter (tháng 8/2022) có thể là kích động chính (trận động đất có cường độ mạnh nhất trong chuỗi các trận động đất kích thích) của hoạt động động đất kích thích ở khu vực này. Theo quy luật, sau kích động chính sẽ xảy ra thêm nhiều trận động đất khác nhưng cường độ nhỏ hơn.

Giữ rừng để phòng chống thiên tai ảnh 1

Người dân huyện Kon Plông đã quá quen với các trận động đất

Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết, dù nhiều trận động đất xảy ra ở địa phương nhưng đều có cường độ nhẹ, chưa ghi nhận thiệt hại về người, tài sản. “Huyện đã tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về động đất kích thích do thuỷ điện để họ yên tâm lao động, sản xuất. Thủy điện Thượng Kon Tum cách xa trung tâm thị trấn Măng Đen nên mọi người cứ yên tâm tới địa phương để du lịch. Đồng thời lực lượng chức năng địa phương luôn giám sát chặt chẽ hoạt động tích nước của thuỷ điện để cùng có giải pháp phù hợp, an toàn”, ông Thắng cho hay.

Trồng rừng

Ở tỉnh miền núi Kon Tum, mưa nhiều ngày sẽ gây sạt lở nhiều tuyến đường tại các huyện như Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Glei… Huyện Kon Plông có độ ẩm cao nhất nên ở những vị trí xung yếu, không có cây rừng rất dễ sạt lở. Dù là huyện được cho là có diện tích rừng che phủ lớn nhất của tỉnh, nhưng Kon Plông cũng như Kon Tum vẫn xác định mục tiêu hàng đầu là giữ và phải trồng thêm rừng.

Theo thống kê của UBND huyện Kon Plông, từ ngày 1/8 đến nay, địa phương xảy ra 8 trận động đất từ 2,5 đến 2,8 độ richter. Tuy không có thiệt hại nào về người và tài sản nhưng các trận động đất đã gây tâm lý lo lắng, bất an trong người dân.

Mưa vừa dứt, người dân nghèo đưa xe cơ giới đến xã Ngọc Tem nhận giống keo lai. Đợt này, 368 hộ dân (69% là hộ nghèo, cận nghèo) của 10 thôn, làng của xã Ngọc Tem được nhận 800.000 cây keo lai. Đây là nguồn kinh phí do lãnh đạo, cán bộ huyện Kon Plông vận động, xã hội hoá. Hiện người dân đã trồng gần xong số cây giống vào những diện tích đất trống, hoa màu kém hiệu quả. Đặc biệt, xã khuyến khích, ưu tiên người dân trồng rừng vào vị trí đất nằm sát rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nên việc trồng rừng rất cần thiết để bảo vệ rừng vùng ven. Xã cũng bị ảnh hưởng bởi những trận động đất nên việc trồng rừng không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế mà còn tránh gây sạt lở đất.

Ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết, địa phương luôn xác định nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ rừng. Rừng đem tới giá trị cho Măng Đen nổi tiếng gần xa, nếu không giữ được rừng sẽ coi như mất Măng Đen. Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị trực thuộc đã tổ chức 758 đợt tuần tra bảo vệ rừng với 3.698 lượt người tham gia. Lãnh đạo huyện theo dõi, chỉ đạo xử lý nghiêm những vụ vi phạm, để mất rừng.

Tính đến cuối năm 2020, tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng 81 thủy điện, chiếm 1.158 ha đất rừng. Kết luận số 222 ngày 18/2/2022 của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ việc quy hoạch này có biểu hiện “chạy theo nhà đầu tư”. Và thực tế, từ tháng 4/2021 đến nay, riêng huyện Kon Plông ghi nhận trên 200 trận động đất, gấp hơn 5 lần số trận động đất ghi nhận được ở khu vực này suốt từ năm 1903 đến 2020.

Nhờ vậy, 6 tháng đầu năm, huyện phát hiện 10 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp với diện tích rừng bị thiệt hại 0,4ha. So với cùng thời điểm năm trước, số vụ vi phạm giảm 9 vụ, khối lượng gỗ vi phạm giảm 127m3, diện tích vi phạm giảm 2ha.

“Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn, chủ rừng chủ động đấu thầu, chuẩn bị cây giống để triển khai trồng rừng đúng mùa vụ, hiệu quả. Loài cây trồng rừng được huyện khuyến khích là thông 3 lá, dổi, keo lai, sơn tra… Nhờ đó mà diện tích trồng rừng trong năm ở các xã, thị trấn đạt 213ha/173ha, đạt 123,5% kế hoạch”, ông Hà chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.