Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng nhận dây Pallium

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng nay (19/2), Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam đã trao dây Pallium cho Đức Tổng giám mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn Giuse Nguyễn Năng.

Nghi thức đặc biệt

Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng nhận dây Pallium ảnh 1

Đức Giáo hoàng Phanxicô làm phép dây Pallium.

Sáng nay (19/2), tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam đã trao dây Pallium cho Đức Tổng giám mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn Giuse Nguyễn Năng.

Trước đó, 29/6/2020, trong dịp Lễ kính Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô tại Vatican, Đức Thánh cha Phanxicô đã làm phép tổng cộng 55 dây Pallium cho 54 vị tân tổng giám mục trên toàn thế giới và cho Đức Hồng y Giovanni Battista Re, Tân niên trưởng Hồng y đoàn (được bầu làm Tân niên trưởng từ tháng 1/2020).

Trong số này, có dây Pallium của Đức Tổng giám mục Sài Gòn Giuse Nguyễn Năng.

Sau khi làm phép, Đức Thánh cha Phanxicô đã trực tiếp đeo dây Pallium cho Đức Hồng y Giovanni Battista Re.

Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng nhận dây Pallium ảnh 2

Tổng Giáo phận Sài Gòn Giuse Nguyễn Năng nhận dây Pallium.

Đây là lần đầu tiên, vì đại dịch thảm hoạ COVID-19, các vị tân tổng giám mục đã không thể trực tiếp đến Vatican nhận dây từ tay Đức Thánh cha Phanxicô.

Được biết, vào lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, Đức Giáo hoàng có truyền thống trao dây Pallium cho các vị tân tổng giám mục chính toà. Dây Pallium là một loại trang phục bằng len giống khăn choàng màu trắng (pallium, tiếng Latinh nghĩa là “áo choàng”), bề ngang cỡ 3 ngón tay (khoảng 5cm), đeo trên vai vòng quanh cổ, với hai dải, một dải thả xuống phía trước ngực, một dải ở sau lưng.

Trên dây Pallium của tổng giám mục có thêu 6 hình Thánh giá màu đen. Các tổng giám mục được mang dây Pallium khi cử hành nghi thức phụng vụ các nhà thờ trong tổng giáo phận của mình. Chỉ có Đức Thánh Cha mới được mang dây này ở mọi nơi mà ngài dâng lễ.

Được làm bằng lông chiên, dây Pallium là biểu tượng cho con chiên lạc mà Chúa Giêsu vác trên vai và đem về nhà. Theo đó, hình ảnh các vị tổng giám mục mang dây Pallium mang ý nghĩa đây là những vị mục tử sẵn sàng dấn thân hy sinh, phục vụ đàn chiên của mình.

Ý nghĩa sâu sắc

Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng nhận dây Pallium ảnh 3

Tổng Giáo phận Sài Gòn Giuse Nguyễn Năng cảm ơn sau nghi thức trao dây Pallium.

Dây Pallium xuất hiện từ thế kỷ thứ IV, kể từ khi hoàng đế La Mã Constantine I công bố Sắc lệnh Milan, với nội dung chấp nhận Kitô giáo và bãi bỏ những trừng phạt đối với các Kitô hữu. Đến thế kỷ thứ VII, Đức Giáo hoàng mới trao dây này cho các vị tân tổng giám mục. Và vào thế kỷ XI, các tổng giám mục phải xin phép Đức Thánh Cha trước khi mang Pallium. Điều này dẫn đến thông lệ hằng năm, các tổng giám mục mới nhậm chức từ khắp nơi trên thế giới cùng tề tựu về Rome và được Đức Giáo Hoàng trao dây Pallium, biểu tượng cho sự hiệp thông và trung thành của vị được nhận với người kế vị thánh Phêrô.

Đến năm 2015, Đức Phanxicô công bố quyết định giáo hoàng sẽ không trực tiếp choàng dây Pallium cho các tân tổng giám mục. Thay vào đó, các vị vừa nhậm chức sẽ đến Rome tham dự thánh lễ kính thánh Phêrô và Phaolô tông đồ. Đức Thánh Cha sẽ làm phép cho các dây Pallium, sau đó trao tận tay các tổng giám mục. Kế đến, một buổi lễ long trọng sẽ được tổ chức ở tổng giáo phận để các vị chính thức được choàng dây này. Qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các giáo phận và cho phép nhiều tín hữu được chung vui với sự kiện quan trọng của vị chủ chăn, bởi dây Pallium là biểu tượng cho quyền giám mục ở mức viên mãn. Đồng thời, thông qua dây Pallium, sự hiệp thông giữa Tòa Thánh và giáo hội địa phương càng thêm vững chắc.

Ngoài ra, biểu tượng của dây Pallium còn có nghĩa: Lông chiên đại diện cho những con chiên bị lạc bầy, gặp bất hạnh hoặc trong tình trạng ốm yếu được chủ chăn đặt trên vai và mang chúng đến nơi có nước hằng sống”. Vì thế, dây Pallium nói đến vai trò chủ chăn của tổng giám mục và nhắc nhở về “gánh nặng” mà Chúa Giêsu đã nhận lãnh khi từ bỏ vinh quang, xuống thế làm người.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.