Đồng Nai: Đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thời gian qua, công tác bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền. Đặc biệt, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới ở các cộng đồng dân cư, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được tăng cường, qua đó tạo những chuyển biến rõ nét về nhận thức.

Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Công văn số 9478/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Một trong số nội dung công tác trọng tâm năm 2024 được nêu trong công văn kể trên là tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới; đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em...

Là địa phương có 31 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm đến công tác dân tộc và chính sách đối với đồng bào dân tộc, trong đó có công tác bình đẳng giới ở các cộng đồng dân cư, vùng dân tộc thiểu số.

Triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn, cấp ủy, cơ quan ban ngành của tỉnh trong thời gian qua, đã đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới ở các cộng đồng dân cư, trong đó có cộng đồng dân tộc thiểu số

Gần đây nhất, nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới cho các cán bộ, người làm công tác dân tộc, bí thư ấp và trưởng ấp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 3 lớp tập huấn với 618 đại biểu tham dự. Thông qua mỗi lớp học, các báo cáo viên đã truyền đạt những tình huống và đưa ra một số hướng giải quyết liên quan đến bình đẳng giới, bạo lực gia đình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng Nai: Đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Hội nghị tại huyện Định Quán. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai

Vào cuối tháng 9 vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh cũng phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại của Hội viên Hội phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 tại huyện Định Quán.

Hội nghị đối thoại đã ghi nhận nhiều ý kiến của hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn 6 xã, huyện Định Quán về các nội dung, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe của chị em phụ nữ; công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Trước đó vào trung tuần tháng 8, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho hội viên phụ nữ và người dân là người dân tộc thiểu số tại xã Sông Thao (H.Trảng Bom).

Đồng Nai: Đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2

Tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số và người dân là người dân tộc thiểu số tại xã Sông Thao (H.Trảng Bom). Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai

Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, cho các cộng đồng, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số tại 18 điểm trên địa bàn các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành và TP.Long Khánh.

Để phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng, các cấp Hội phụ nữ cũng duy trì và nhân rộng mô hình CLB phụ nữ với pháp luật, Tổ tư vấn pháp luật, CLB phòng chống bạo lực gia đình, CLB “gia đình 5 không, 3 sạch”… ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, làm tốt việc vận động, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để các thành viên CLB là người đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hội viên phụ nữ thông thạo tiếng dân tộc thiểu số thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại buổi sinh hoạt các mô hình ở cơ sở.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.