Bến Tre: Tận dụng ưu thế mạng xã hội trong công tác tuyên truyền bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bến Tre tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức như mitting nhóm nhỏ, truyền thông trực tiếp, tờ bướm, mạng xã hội.

Theo báo cáo mới đây của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre, hoạt động bình đẳng giới ở địa phương ngày càng được lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể quan tâm chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, có nhiều hoạt động thiết thực trong việc thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực.

Đáng chú ý, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bình đẳng giới tại địa phương được tăng cường thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Tại Bến Tre, ngoài dân tộc Kinh còn có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh như người Hoa; người Khmer, Chơro, X’Tiêng, Thượng, BaNa, XơĐăng. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh định cư lâu đời nhất có dân tộc Hoa và dân tộc Khmer, các dân tộc còn lại ở chủ yếu là thông qua hôn nhân theo vợ, theo chồng về Bến Tre sinh sống.

Bến Tre tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em ở cộng đồng dân cư, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới được tiến hành bằng nhiều hình thức như mitting nhóm nhỏ, truyền thông trực tiếp, tờ bướm…

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh tổ chức tuyên truyền 197 cuộc có 10.786 lượt người tham dự. Các cơ quan chức năng đã cải tiến công tác tuyên truyền, thay đổi hình thức truyền thông bằng việc truyền thông nhóm nhỏ, đến tận hộ gia đình, đạp xe tuyên truyền định kỳ hàng tuần, tháng có hình ảnh trực quan, loa phóng thanh…

Đáng chú ý, các cơ quan chức năng phát huy hiệu quả các hình thức mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền qua việc chỉ đạo tăng cường thành lập 37 trang facebook, fanpage, 124 nhóm zalo với trên 3.080 thành viên; trang fanpage có trên 1.364 lượt người thích, chia sẻ.

Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các xã, thị trấn phối hợp các đoàn thể xã, các chi hội tổ chức tuyên truyền lồng ghép 377 cuộc có 9.320 lượt người tham dự.

Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh; thực hiện 24 chuyên mục truyền hình và 24 chuyên mục phát thanh “Pháp luật và đời sống”; thực hiện 12 kỳ “Tư vấn pháp luật trực tiếp”, 12 kỳ “Trả lời thư bạn nghe đài” trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre. Trong đó lồng ghép tuyên truyền các chính sách pháp luật về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới; Phát sóng 121 bản tin, 72 bài, 386 lượt phát sóng tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình.

Bến Tre: Tận dụng ưu thế mạng xã hội trong công tác tuyên truyền bình đẳng giới ảnh 1

Một buổi livestream tư vấn pháp luật trực tuyến về bạo lực gia đình trên Trang Fanpage Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bến Tre.

Các ngành, các cấp tùy theo chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế tiếp tục tăng cường thực hiện lồng ghép các hoạt động tập huấn, truyền thông về bình đẳng giới cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể tổ chức 28 lớp tập huấn truyền thông chính sách pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh bậc THCS và THPT với 3.040 học sinh tham dự; tập huấn công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, công tác bình đẳng giới 13 lớp cho cán bộ văn hóa cơ sở, có trên 2.500 đại biểu tham dự; tập huấn về chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải cơ sở cho hơn 1800 đại biểu tại 9 huyện/ thành phố và tổ chức 4 kỳ livestream tư vấn pháp luật trực tuyến trên Trang Fanpage Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh với hơn 2.000 lượt người dùng tiếp cận.

Thông qua các hoạt động đã góp phần từng bước nâng cao kiến thức, kỹ năng về các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới cho các tầng lớp trong cộng đồng xã hội.

Đội phản ứng nhanh về phòng, chống bạo lực gia đình

Triển khai thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tỉnh Bến Tre năm 2023 thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý... Việc bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình được quan tâm thực hiện nhằm từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

Thực hiện công tác tư vấn, tham vấn hỗ trợ các trường hợp có vấn đề về bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới chú trọng nhóm phụ nữ, trẻ em gái bị bạo hành, trẻ em có nguy cơ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục.

Ngoài ra, cấp cơ sở duy trì thường xuyên hoạt động của đội phản ứng nhanh về phòng, chống bạo lực gia đình để kịp thời nắm bắt thông tin và giải quyết các trường hợp liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.

Tổ chức các hoạt động truyền thông hướng đến các nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu vận động chính sách và vận động xã hội, tạo sự thay đổi nhận thức, thực hành về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân; chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng, nam giới, trẻ em trai, thanh niên nhằm tạo sự thay đổi trong xã hội.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.