Hà Nội:

Nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội cần tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong gia đình, bên cạnh đó cũng cần thu hút sự tham gia của nam giới để cùng ra quyết định, chia sẻ việc nhà và nói không với bạo lực gia đình.

Đó là những ý kiến được đưa ra tại buổi thảo chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép giới trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Hà Nội do Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng tổ chức. Hội thảo diễn ra ngày 25/9 tại Hà Nội.

Tại hội thảo, những kinh nghiệm về tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đã được các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận.

Tính đến đầu năm 2023, dân số Hà Nội dự kiến đạt khoảng 8,5 triệu người. Trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã, phần lớn là các dân tộc: Mường, Tày, Dao, Nùng,...còn lại là các dân tộc thiểu số khác. TP Hà Nội có 13 xã, 1 thôn dân tộc thiểu số trên địa bàn của 5 huyện.

Theo báo cáo tại hội nghị, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội đã triển khai, thực hiện nhiều hoạt động giúp phụ nữ nâng cao năng lực kinh tế lồng ghép với thúc đẩy bình đẳng giới như: Tuyên truyền vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm thông qua các tổ truyền thông cộng đồng; tập huấn, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu kiến thức bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em; Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ, cán bộ Hội, các ban ngành, già làng trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận vốn vay phát triển kinh tế, phát triển mô hình kinh tế tập thể,...

Nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới ảnh 1

Một phụ nữ người Dao. Ảnh minh họa: Duy Phạm

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo tại 13 xã dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn thành phố đã giảm rõ rệt nhưng tình trạng phân biệt giới vẫn còn, trình độ của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số chưa được nâng cao, khoảng cách về điều kiện sống giữa vùng dân tộc và đô thị còn rõ rệt, thói quen phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số vẫn ảnh hưởng nhiều đến bình đẳng giới, nguồn lực dành cho công tác bình đẳng giới còn nhiều hạn chế,...,

Tại hội thảo cũng có ý kiến cho rằng, cần thu hút sự tham gia của nam giới trong tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số để cùng ra quyết định, chia sẻ việc nhà và nói không với bạo lực gia đình. Ý kiến này đã nhận được sự đồng tình rất lớn.

Các đại biểu cũng chia sẻ về kinh nghiệm lồng ghép giới trong các hoạt động phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số, thách thức khó khăn trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế; …

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế, Hội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động; xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể giúp phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo của từng năm; xây dựng mô hình phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương; tích cực và chủ động khai thác nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ nghèo; hỗ trợ vốn kết hợp với dạy nghề cho hội viên, phụ nữ…

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.
Các chị em ở Cửa tiệm hạnh phúc mang sản phẩm đến giới thiệu ở các chợ phiên, chợ đêm, các cuộc thi khởi nghiệp…

Vải vụn 'vá lành' những vành trăng khuyết

TP - Những mảnh vải vụn, vốn là rác thải ngành may, lại trở thành sinh kế của nhiều chị em phụ nữ yếu thế ở Hội An (tỉnh Quảng Nam), “vá lành” những vành trăng khuyết. Qua những đôi bàn tay khéo léo, vải vụn được tái sinh thành những món đồ handmade (làm bằng tay) độc đáo, hữu dụng.