Độc đáo Tết Độc lập ở vùng cao Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cứ đến mùng 2/9, đồng bào dân tộc ở vùng cao tỉnh Bắc Giang lại hào hứng đổ về thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn) để chung vui đón Tết Độc lập. Tết Độc lập trở thành ngày “đặc biệt” trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc nơi đây.

Mong ngóng Tết Độc lập

Mùa thu về, những ruộng lúa ở vùng rẻo cao bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn (huyện Lục Ngạn) xanh mơn mởn. Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc những ngôi nhà trình tường ẩn hiện bên dãy núi cao. Càng gần đến ngày Quốc khánh của dân tộc, anh Vi Văn Chèo, Trưởng bản Bắc Hoa càng thấy trong người rạo rực. Mời khách chén rượu thơm nồng, anh Chèo với chất giọng bồng bềnh kể về Tết Độc lập ở vùng rẻo cao này. “Không chỉ riêng tôi, đồng bào dân tộc trong bản Bắc Hoa và ở các xã vùng cao huyện Lục Ngạn mong ngóng đến ngày 2/9 để vui mừng đón Tết Độc lập”, anh Chèo mở đầu câu chuyện.

Độc đáo Tết Độc lập ở vùng cao Bắc Giang ảnh 1

Đồng bào dân tộc vùng cao tỉnh Bắc Giang hào hứng đi chơi Tết Độc lập để gặp người thân quen nơi xa

Năm nay, anh Chèo bước sang tuổi 40. Anh là người dân tộc Nùng. Gia đình anh có nhiều thế hệ sống ở bản Bắc Hoa. Anh Chèo cho biết, từ ngày anh còn nhỏ đã theo bố mẹ, các anh chị đi chơi Tết Độc lập.

Anh Chèo cho biết, Tết Độc lập trở thành một ngày “đặc biệt” trong đời sống tinh thần của người Nùng ở huyện Lục Ngạn. Đây là dịp để những người bạn, người thân ở cách xa được gặp nhau, thỏa nỗi nhớ mong. Bởi vậy, như một lời hẹn ước, cứ đến mùng 2/9 hằng năm, người Nùng ở huyện Lục Ngạn, rồi huyện Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang, và ở tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên cùng về thị trấn Chũ hòa chung không khí quốc khánh. Đi chơi mùng 2/9, bà con dân tộc Nùng cùng hát Soong hao (dân ca người Nùng) và nhảy múa để mừng ngày Độc lập của dân tộc.

Ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết thêm, từ lâu, Tết Độc lập trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Nùng và đồng bào dân tộc khác ở huyện Lục Ngạn. Cứ đến ngày 2/9, thị trấn Chũ lại chật kín đồng bào Nùng, Tày, Sán Chỉ ở trong và ngoài huyện đổ về.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.