Tuần lễ múa Việt Nam 2023:

Điểm nhấn múa dân gian dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cuộc thi tác phẩm múa dân gian dân tộc Việt Nam là một trong 4 nội dung chính của Tuần lễ Múa Việt Nam 2023.

Biên đạo múa Tuyết Minh cho biết, Tuần lễ Múa Việt Nam 2023 khởi động vòng sơ khảo từ 15/7, quy tụ hàng nghìn nghệ sĩ múa chuyên và không chuyên trong nước và quốc tế. Sự kiện do Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam tổ chức với 4 phần chính:

Liên hoan bao gồm các cuộc tranh tài ở 9 hạng mục nhảy múa và chuyển động như: ballet và tân cổ điển, đương đại, hiphop, jazz, pop dance, dân gian dân tộc, quốc tế…

Liên hoan múa Việt Nam - Quốc tế dự kiến với sự tham gia của 13 nước như: Bỉ, Campuchia, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Lào, Thụy Điển, Thái Lan…

Cuộc thi tác phẩm múa dân gian dân tộc Việt Nam dành cho các nhà biên đạo múa chuyên nghiệp trên toàn quốc.

Lễ ra mắt và phổ biến Vũ điệu tay trong tay biểu hiện sự gắn kết cộng đồng, vũ điệu đại chúng xuất phát từ tình yêu thương, sự sẻ chia, truyền năng lượng tích cực cho và nhận giữa con người với con người. Lãnh đạo Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam cho biết nhóm sáng tác nghiên cứu, sáng tạo vũ điệu theo tinh thần không quá khó nhưng vui, cuốn hút người dân.

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam NSND Phạm Anh Phương cho biết sự kiện này xuất phát từ trăn trở để múa ngày một lan tỏa trong cộng đồng theo hình thức mới, khuyến khích cộng đồng tham gia hoạt động nghệ thuật.

“Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam xác định đây là một hoạt động lớn, khối lượng công việc đồ sộ, chưa từng được tiến hành ở quy mô lớn như thế này, mong sẽ tổ chức thường niên”, NSND Phạm Anh Phương nói.

Điểm nhấn múa dân gian dân tộc ảnh 1

Nhiều hạng mục, cuộc thi dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau cả trong và ngoài nước.

Biên đạo múa Tuyết Minh cho biết với chủ đề Hội tụ và tỏa sắc tương lai, Tuần lễ múa Việt Nam được trông đợi là cuộc hội tụ của hàng nghìn nghệ sĩ chuyên nghiệp, không chuyên, với hình thức tập thể và cá nhân dành cho mọi đối tượng sinh sống tại Việt Nam, kể cả người nước ngoài.

Thí sinh được chia thành các bảng theo độ tuổi: thiếu nhi (6-9 tuổi), thiếu niên (10-18 tuổi), người lớn (trên 18), người cao tuổi (hơn 50). Tuần lễ múa sẽ mở rộng dành cho cả đối tượng là các cá nhân/tổ chức quốc tế thông qua giới thiệu, tuyển lựa của các đại sứ quán, lãnh sự quán, các viện văn hoá các nước có mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Vòng sơ khảo diễn ra từ 15/7 đến 17/9. Vòng bán kết diễn ra ngày 22/9 theo hình thức online. Vòng chung kết được tổ chức tại 2 khu vực vào cuối tháng 9 và tháng 10. Khu vực phía Bắc và phía Nam với hai sự kiện lớn: Cuộc thi tác phẩm múa dân gian dân tộc, Liên hoan múa Việt Nam - Quốc tế.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.