Để đưa 'ánh sáng vùng biên' đến các bản làng

0:00 / 0:00
0:00
Lắp đặt cột điện chiếu sáng ở bản Hôi Rấy xã Trường Sơn (Quảng Ninh - Quảng Bình)
Lắp đặt cột điện chiếu sáng ở bản Hôi Rấy xã Trường Sơn (Quảng Ninh - Quảng Bình)
TPO - Để những bản làng vùng biên giới được thắp sáng bằng ánh đèn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cùng các mạnh thường quân đã và đang ngày đêm tích cực xây dựng những công trình ý nghĩa trong chương trình “Ánh sáng vùng biên” góp phần đảm bảo được an ninh trật tự, xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng vững chắc thế trận biên phòng toàn dân nơi biên giới…

Để thực hiện chương trình “Ánh sáng vùng biên”, Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đồn biên phòng đứng chân trên hai tuyến biên giới chủ động phối hợp các xã khảo sát, vận động cán bộ, chiến sĩ đơn vị quyên góp, ủng hộ kinh phí, tham gia ngày công lao động, đồng thời kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tài trợ.

Sau gần 2 năm thực hiện, đến nay, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và các đơn vị đã huy động được 1,6 tỷ đồng và đóng góp hơn 2.000 ngày công để khảo sát, thiết kế, thi công 39 công trình “Ánh sáng vùng biên” với tổng chiều dài hơn 43km được hoàn thành, mang điện về với 41 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 15 xã, phường khu vực biên giới và vùng biển.

Để đưa 'ánh sáng vùng biên' đến các bản làng ảnh 1

Để lắp đặt được 1 cột đèn sáng, các thiết bị được di chuyển bằng đường sông đến với bản làng

Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng BCH Biên phòng tỉnh Quảng Bình tâm sự: Quá trình triển khai đã có những khó khăn nhất định khi những công trình ở các bản xa trung tâm, chưa có điện lưới dẫn đến việc tổ chức xây dựng công trình đòi hỏi phải mất thời gian, tốn công sức hơn.

Dù giá trị đầu tư của mô hình này so với các chương trình, dự án khác đã và đang được đầu tư tại khu vực biên giới còn khiêm tốn, nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả rất thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống, sinh hoạt thường ngày của đồng bào nơi biên giới, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn”.

Để đưa 'ánh sáng vùng biên' đến các bản làng ảnh 2

Vận chuyển lên bản

Ghi nhận tại Bản Hôi Rấy và Nước Đắng thuộc xã Trường Sơn (Quảng Ninh – Quảng Bình) với 100% là người đồng bào Bru - Vân Kiều cho thấy, công trình “Ánh sáng vùng biên” đã giúp đỡ bà con rất nhiều trong cuộc sống.

Là bản nằm cách trung tâm xã 15 km, chỉ có một con đường vào bản là đường sông, đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là không có điện lưới mà chỉ dùng điện năng lượng mặt trời để phục vụ sinh hoạt, học tập, chủ yếu là dùng để thắp sáng vào ban đêm.

Trước những khó khăn đó, đồn Biên phòng Làng Mô (BCH Biên phòng Quảng Bình) đã phối hợp và kêu gọi các nhà hảo tâm để xây dựng 2 công trình đường điện thắp sáng với 40 cột bóng đèn điện năng lượng mặt trời cho hai bản khó khăn.

Để đưa 'ánh sáng vùng biên' đến các bản làng ảnh 3

Công trình hoàn thành trong niềm vui của bà con nhân dân

Bà Nguyễn Thị Phương Trà, đại diện cho nhóm mạnh thường quân hỗ trợ chương trình chia sẻ: Trước những khó khăn của bà con đồng bào dân tộc, đặc biệt là trong việc thực chương trình “Ánh sáng vùng biên”, nhóm của chúng tôi được sự hỗ trợ của chị Mỹ Hà Phan và các mạnh thường quân là Việt kiều ở CHLB Đức, chung tay hỗ trợ hơn 250 triệu đồng để xây dựng. Công trình “Ánh sáng vùng biên” tại bản Hôi Rấy và Nước Đắng (xã Trường Sơn – Quảng Ninh) là công trình thứ 3 được hỗ trợ. Do đi lại khó khăn nên chúng tôi phải làm trước các cột đèn rồi vận chuyển vật liệu, cột đèn bằng đường sông đến bản để thực hiện được công trình này.

Để đưa 'ánh sáng vùng biên' đến các bản làng ảnh 4

Thắp sáng các bản làng vùng khó

Có thể khẳng định rằng, mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình triển khai đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên hai tuyến biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào để cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.