Dân làng qua suối bằng bè gỗ mùa mưa lũ

0:00 / 0:00
0:00
Dân làng Hde qua suối bằng bè thô sơ
Dân làng Hde qua suối bằng bè thô sơ
TP - Chiếc bè chỉ có ván gỗ ghép với thùng phuy là phương tiện đưa hàng trăm người dân ở làng Hde (xã Ðak Tơ Ver, huyện Chư Pah, Gia Lai) qua suối Ðak Kroong đến khu sản xuất. Họ đang rất cần một cây cầu treo bởi nhiều người suýt bị nước cuốn trôi.

Làng Hde có khoảng 60 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu, gần như tất cả đều có đất sản xuất bên kia suối Đak Kroong, ước chừng 100ha hoa màu. Thời điểm này, cây mì (sắn) vào mùa thu hoạch nên người dân lui tới nhiều hơn, bởi chỉ cần sau cơn mưa, mì không được nhổ lên sẽ thối hết. Suối Đak Kroong những ngày này nước đục ngầu, cuồn cuộn sau mưa lớn. Mùa nước lớn có lưu vực suối rộng khoảng 50m, nhiều đoạn có độ sâu tới 6m. Họ sẽ chẳng phải lo nghĩ nhiều nếu như 2 năm trước, chiếc cầu treo mà dân làng chung sức làm không bị nước lũ cuốn trôi.

“Ngày trước có cây to bên suối còn làm được cầu treo, giờ không còn cây nào nữa, muốn làm phải đổ trụ bê tông kiên cố. Nhưng dân làng mình hầu hết là hộ nghèo, lấy tiền đâu ra mà góp đây”, ông Dung, trưởng thôn Hde, nói với phóng viên.

Để qua suối, dân làng Hde phải làm một chiếc bè từ 4 thùng phuy ghép với những ván gỗ làm mặt bằng. Chiếc bè được điều khiển nhờ một dây cáp nối hai bên bờ suối. Mỗi đợt qua suối có từ 5-10 người. Người điều khiển bè chỉ cần nắm chắc dây cáp rồi kéo dần sang bờ bên kia.

Chiếc bè đơn giản nhưng phải đối đầu dòng nước chảy xiết khiến người qua suối không khỏi thót tim. Sợ nhất là những gia đình phải mang theo con nhỏ, lỡ nước lũ đổ về bất ngờ thì hậu quả khó lường. Chị Huem (29 tuổi, làng Hde) đến giờ vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhớ lại lần thoát chết trong gang tấc vào tháng trước. Sáng hôm ấy, chị cùng 5 phụ nữ khác lên bè, kéo cáp vượt suối như mọi ngày. Tuy nhiên, vừa đến giữa suối thì có dòng nước mạnh đổ về khiến cáp bị đứt, chiếc bè hất mọi người xuống suối. “Hôm đó toàn phụ nữ mà chỉ có một người biết bơi, may mà có một nhóm thanh niên khác cũng đang đi làm, thấy chúng tôi vùng vẫy nên chạy xuống cứu. Lên bờ ai cũng rụng rời chân tay, bụng no căng do sặc nước”, chị Huem kể.

Ông Cao Phi Văn, Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ver, cho biết, để đến khu đất sản xuất còn một con đường khác, nhưng phải đi khoảng 10km, trong khi đó việc qua suối bằng bè thì chưa đầy 2km, nên người dân lựa chọn phương án này cho tiện dù rất nguy hiểm. Ông nói, trước mắt xã mới chỉ tổ chức họp dân để cảnh báo người dân sự nguy hiểm khi vượt suối, đặc biệt khi mưa lũ về. Về lâu dài, xã cũng kiến nghị UBND huyện tìm nguồn vốn để xây dựng cầu treo kiên cố.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.