Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nếu như ở một số dân tộc, các hoa văn trên trang phục thường được tạo nên từ kỹ thuật dệt, thêu, đắp vải… thì cách trang trí hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc H'Mông và Dao Tiền lại khá đặc biệt: Đó là vẽ bằng sáp ong. 

Ngày 10/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức sự kiện “Sáp ong – Sắc chàm”, thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện. Sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm” hướng đến việc lan toả kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống trên vải, một tập tục tốt đẹp của phụ nữ dân tộc H'Mông và dân tộc Dao (Nhóm Dao Tiền) tại hai tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 1

Chị Bàn Thị Liên (trái) và chị Lý Thị Hương, hai nữ nghệ nhân dân tộc Dao Tiền tham gia trình diễn vẽ sáp ong tại sự kiện.

Tại sự kiện, công chúng sẽ được giao lưu và trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải cùng các nữ nghệ nhân dân tộc H'Mông và dân tộc Dao Tiền. Quy trình vẽ sáp ong lên vải đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo rất cao. Sáp ong được vẽ lên vải sẽ rất khó hoặc không thể chỉnh sửa. Tới công đoạn nhuộm chàm, chỉ dùng tay nhúng miếng vải lên xuống chứ không được vò vì sẽ làm nát miếng vải và gãy sáp ong. Công đoạn cuối cùng là nhúng miếng vải đã được vẽ hoa văn và nhuộm chàm vào nước sôi. Sáp ong gặp nhiệt độ cao sẽ tan chảy, để lộ các hoạ tiết hoa văn trên nền vải chàm.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 2
Sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm” góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của phụ nữ dân tộc Mông, dân tộc Dao nói riêng và phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cộng đồng dân tộc.
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 3

Sự kiện giúp công chúng có cơ hội tìm hiểu về vẻ đẹp của kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống thông

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 4
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 5

Một số hình ảnh về quá trình vẽ sáp ong trên vải của các nghệ nhân dân tộc H'Mông và Dao Tiền.

Chị Sùng Y Thanh, một nữ nghệ nhân dân tộc H'Mông tham gia trình diễn tại sự kiện hôm nay cho biết, dù là lần đầu tiên vẽ sáp ong trước nhiều người như vậy nhưng chị rất cảm động vì sự quan tâm mà khán giả dành cho chị.

“Hầu như tất cả phụ nữ H'Mông ở nơi tôi sống (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) đều được học vẽ sáp ong trên vải từ bé, vì phải biết vẽ hoa văn, biết thêu thùa thì mới có quần áo đẹp để mặc hàng ngày và trong lễ hội. Vậy nên đây cũng là một nét đẹp đặc trưng của phụ nữ H'Mông ở Hoà Bình”, chị Thanh nói.

"Sau hôm nay, tôi rất mong các bạn sẽ ghé thăm nơi chúng tôi sống là xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Chúng tôi sẽ trực tiếp hướng dẫn các bạn vẽ sáp ong trên vải tại nhà, sau khi vẽ xong các bạn có thể mang sản phẩm về làm quà lưu niệm", chị Bàn Thị Liên, một nữ nghệ nhân dân tộc Dao Tiền tham gia trình diễn, chia sẻ.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 6

Ban tổ chức trao tặng hoa cho các nghệ nhân tham gia trình diễn tại sự kiện.

Có khá nhiều bạn trẻ tham gia sự kiện hôm nay, hầu hết là sinh viên đến từ các trường đại học như Đại học Văn Hoá, Đại học Sư phạm Hà Nội… Em Hàm Y Mai, người dân tộc H'Mông, sinh viên năm thứ 2 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói: “Em cảm thấy rất tự hào khi một nét đẹp văn hoá của dân tộc mình đang được lan toả tới nhiều người hơn. Em cũng mong rằng trong tương lai, mình sẽ có cơ hội làm điều này cùng những người phụ nữ dân tộc H’Mông khác”.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 7

Một số bạn trẻ đang trải nghiệm kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải tại sự kiện.

Các hoạt động tham quan trải nghiệm thuộc khuôn khổ sự kiện sẽ kéo dài đến hết ngày 11/11/2023 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 8
Đặc sắc nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ người H’Mông và Dao Tiền ảnh 9

Các tấm vải thành phẩm sau khi đã được vẽ sáp ong và nhuộm chàm, đang được trưng bày tại sự kiện.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

TPO - Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ ngày 22/1 đến tháng 4/2024, giới thiệu nhiều hiện vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm tuổi. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày trống đồng Sao Vàng - trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam đến nay.