Đặc sắc Lễ hội cốm mới, huyền bí nghi thức rước 'hồn lúa'
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
TPO - Hằng năm, lúc trời vào cuối Thu và đầu mùa Đông, đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại cùng nhau tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội cốm mới.
Dân tộc Thái là một trong những dân tộc cư trú lâu đời ở Tây Bắc nói chung và huyện Phong Thổ nói riêng. Trong quá trình phát triển, đồng bào Thái không ngừng tạo ra các giá trị văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc. Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu là một trong những lễ thức mang tính truyền thống của cộng đồng người Thái.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi Lễ hội cốm mới là một nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái đã lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trong phần lễ thực hiện 4 nghi thức gồm rước hồn lúa; cúng hồn lúa; giã cốm, cầu bình an; cúng thần linh, cầu phúc và tạ ơn. Ở phần hội, đồng bào Thái và du khách cùng tham gia các trò chơi truyền thống.
Nghi thức rước hồn lúa là nghi lễ linh thiêng thể hiện sự trân quý hồn lúa, tôn vinh Thần Nông.
Khi hái lúa dùng cho nghi lễ phải hái cả bông lúa và lá lúa. Có như vậy hồn lúa mới hài lòng và thể hiện sự biết ơn Thần Nông đã bảo vệ cây lúa trổ bông tươi tốt.
Mỗi khi tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu đều phải đi rước “hồn lúa” từ cánh đồng, nương rẫy về để thờ cúng. Khi đi rước hồn lúa về làm lễ cần chọn ngày tốt.
Nghi thức thứ hai là nghi thức cúng hồn lúa. Xuất phát từ ý niệm “vạn vật hữu linh” nên đồng bào Thái quan niệm mọi vật thể tồn tại, phát triển được nhờ có linh hồn, số phận con người phụ thuộc vào lực lượng siêu nhiên, thế giới siêu linh. Những yếu tố vô hình thiêng liêng này quyết định cuộc sống trên trái đất, được người Thái gọi là Chảu (Chủ). Thiên nhiên quanh họ như trời, đất, núi, sông, cây cối... đều có các Chảu ngự trị, nên được họ sùng bái, cúng tế để làm chỗ dựa tinh thần.
Sau nghi thức cúng hồn lúa, đến nghi thức giã cốm, cầu bình an. Thóc được nướng trong lửa nhỏ, lật liên tục cho nóng đều; lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm. Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ mất đi độ dẻo.
Thóc sau khi nước xong được cho vào cối giã, người giã phải đều tay, liên tục và nhịp nhàng để chày giã không mạnh quá hoặc nhẹ quá.
Cốm giã xong được đồng bào sàng, lọc nốt phần thóc còn lại bám trên hạt cốm. Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân, là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm.
Kết thúc phần lễ là nghi thức cúng thần linh, cầu phúc và tạ ơn.
Sau khi thực hành xong nghi thức tại điểm thờ cúng, đồng bào Thái trong bản, trong mường và du khách ăn cốm mới với mong muốn luôn khoẻ mạnh, no ấm.
Kết thúc phần lễ, đồng bào Thái và du khách cùng tham gia các trò chơi truyền thống.
Kết thúc phần lễ, đồng bào Thái và du khách cùng tham gia các trò chơi truyền thống.
TPO - Ban ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xây dựng, xuất bản và phát hành nhiều tài liệu, sản phẩm truyền thông; tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn nghệ, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội… để tuyên truyền về bình đẳng giới.
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
TPO - Bảo tàng trưng bày hơn 1.000 hiện vật cổ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái được một cụ ông ở huyện Con Cuông (Nghệ An) sưu tầm có ý nghĩa lớn và đã thu hút sự quan tâm của mọi người.
TPO - Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I năm 2023 sẽ có sự tham gia của 14 dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc độc đáo được tổ chức trong khuôn khổ ngày hội từ 3-5/11 tại thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu).
TPO - Ngoài các chương trình triển khai theo kế hoạch của Hội đồng đội huyện, Liên đội Trường PTDT Nội Trú THCS huyện Lắk thành lập một câu lạc bộ đội chiêng trẻ. Hằng năm phối kết hợp với nhà văn hoá huyện truyền dạy các lớp cồng chiêng cho các em.
TPO - Ngày 9/11, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc các trường phổ thông dân tộc nội trú ở địa phương năm 2023. Đây là năm đầu tiên sự kiện được tổ chức, nhằm tạo một sân chơi văn hóa bổ ích, thiết thực cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.
TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.
TPO - Đoàn viên, thanh niên và tình nguyện viên đã lắp đặt hệ thống bảng chỉ dẫn, trồng hơn 100 cây tre ở khu vực đầu nguồn bến nước trên địa bàn huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
TP - Lần đầu tiên, những nghi thức, lễ hội truyền thống các dân tộc có số dân dưới 10.000 người cùng được tái hiện trong không gian văn hóa cộng đồng, tạo nên một bức tranh văn hóa rực rỡ sắc màu.