Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hàng vạn du khách và người dân địa phương trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất tham dự hội Katê 2023 diễn ra tại các đền tháp nổi tiếng ở Ninh Thuận, nơi có nhiều người Chăm sinh sống nhất cả nước.
Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 1

Lễ hội Katê được tổ chức tại tháp Po Klong Girai

Chị Tài Công Thùy Diễm (Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận) cho biết, theo quan niệm của người Chăm theo đạo Bàlamôn, lễ Katê là để tưởng nhớ thần Cha. Ngày lễ chính diễn ra vào mồng 1 tháng 7 Chăm lịch, năm nay nhằm ngày 14/10.

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 2

Các vị chức sắc tại lễ hội

Để chuẩn bị cho ngày lễ chính, trưa 13/10, cộng đồng người Chăm đã tổ chức lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar tại làng Chăm Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận).

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 3

Rước y trang Pô Inư Nưgar

Đây được xem là lễ khai hội Katê 2023 nên được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống, thu hút hàng ngàn du khách và người dân trong tỉnh tham dự. Tại lễ này, người Raglai mang y phục của các vị thần từ trên núi xuống, giao cho người Chăm ở đồng bằng để ngày 14/10 rước ra làm lễ tại đền.

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 4

Lễ hội thu hút rất đông du khách

“Theo truyền thuyết, người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, em út có quyền cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, do đó, y phục các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ. Còn các khu đền tháp Po Klong Garai và Porome, từ xưa người Raglai đã giao cho người Chăm trông coi”, chị Thùy Diễm kể.

Ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, trong niềm thành kính, hân hoan của đông đảo người dân địa phương và du khách, còn có chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc do hơn 300 nghệ nhân, nhạc công trong làng biểu diễn.

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 5

Cảnh diễn tại lễ hội Katê

Tại làng Hậu Sanh, nơi thờ cúng tại Tháp Porome cũng tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống.

Sáng 14/10, lễ hội KaTê được tổ chức long trọng và tưng bừng tại các đền tháp Po Rome và Po Klong Girai. Đầu tiên là nghi thức rước y phục của vị thần lên tháp, kế đến là lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 6

Têm trầu để cúng thần linh

Sau các nghi lễ trang nghiêm, phần hội thật tưng bừng với những điệu múa, những làn điệu dân ca Chăm, cộng hưởng với bản hòa âm của trống Gi Năng, trống Paranưng và kèn Saranai giàu bản sắc.

Ngoài người dân địa phương, những người Chăm ở các vùng lân cận (không có đền tháp) và du khách trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất, sắm sửa lễ vật dâng cúng các vị thần để cầu mong những điều tốt đẹp.

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 7

Các cô gái Chăm đi dự lễ hội

Sau lễ hội tại các đền tháp sẽ là lễ hội ở các làng, dòng họ và gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, tổ chức cúng tế để cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Tất cả các sự kiện trên đã cộng hưởng tạo nên một không gian lễ hội Katê thiêng liêng sống động, đáp ứng đời sống tâm linh của người Chăm cũng như nhu cầu du lịch văn hóa của du khách.

Hàng vạn người tham gia lễ hội Katê 2023 ở Ninh Thuận ảnh 8

Chuẩn bị nhiều lễ vật dâng cúng các vị thần

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Ninh Thuận cho biết, đây là tỉnh có đông người Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nhất cả nước. Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng nhất, được người Chăm bảo tồn, duy trì hàng năm. Lượng người tham gia lễ hội Katê 2023 cao hơn so với các kỳ lễ hội Katê gần đây.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

TPO - Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ ngày 22/1 đến tháng 4/2024, giới thiệu nhiều hiện vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm tuổi. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày trống đồng Sao Vàng - trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam đến nay.