Đà Nẵng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
Lễ hội Cầu Ngư của người dân Đà Nẵng. Ảnh: Lao động
Lễ hội Cầu Ngư của người dân Đà Nẵng. Ảnh: Lao động
TPO - UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025".

UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025”, với một số mục tiêu như: lập hồ sơ xếp hạng 8 di tích cấp quốc gia và cấp thành phố; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 1-2 hiện vật; thực hiện trùng tu 12 nhà cổ dân gian chưa được xếp hạng nhưng có giá trị trên địa bàn thành phố.

Đề án nhằm bảo vệ, kế thừa và phát huy có chọn lọc, có định hướng giá trị di sản văn hóa dân tộc; huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đồng thời, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng, tiêu biểu, tạo điểm nhấn cho văn hóa Đà Nẵng; đa dạng hóa sản phẩm đu lịch. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề án đưa ra nhiều giải pháp như: Quảng bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu văn hóa đặc trưng của địa phương đến người dân, du khách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch.

Đề án triển khai các hoạt động tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc Cơ Tu nhằm nâng cao tự tôn dân tộc và nhận thức của đồng bào trong việc loại bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy vai trò chủ thể của đồng bào đối với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Thành phố đầu tư hiện đại hóa, chuyển đổi số Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng để phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu thông tin của người dân và du khách.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí, tham gia đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích và khai thác địch vụ thương mại tại các khu di tích; tổ chức các hoạt động liên quần đến truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.

Bên cạnh đó, thành phố xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ thợ lành nghề, được trang bị, nắm vững những quy định của pháp luật về di sản văn hóa; được trang bị các phương pháp khoa học về bảo tồn truyền thống và hiện đại.

Thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa; tổ chức các hoạt động xúc tiến liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận nhằm phát huy lợi thế “Con đường di sản văn hóa” để phát triển du lịch di sản cho thành phố trong hệ thống chung…

UBND thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ và chủ động đề xuất UBND thành phố các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả đề án. Đồng thời, định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố kết quả triển khai đề án.

Theo Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng
MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.