Phố cổ nỗ lực khôi phục sau dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù được mở cửa nhưng những sản phẩm ăn theo du lịch vẫn đang gặp khó khăn
Mặc dù được mở cửa nhưng những sản phẩm ăn theo du lịch vẫn đang gặp khó khăn
TP - Từ khi Hà Nội cho phép mở cửa hàng buôn bán trở lại theo trạng thái “bình thường mới”, bầu không khí kinh doanh trầm lắng vẫn quanh quẩn ở những con phố sầm uất trước đây, đặc biệt là tại khu phố cổ. Các tua du lịch quanh phố cổ đang được khởi động lại.

Sau một thời gian được mở cửa, những biển nội dung: “Cho thuê cửa hàng”, “Sang nhượng cửa hàng”, “Thanh lý trả nhà”... vẫn giăng dọc khắp các con phố Thủ đô. Nhiều cửa hàng mở ra để đỡ hư hỏng nội thất chứ chưa có ý định kinh doanh buôn bán.

Tại phố “lụa” Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm), chủ cửa hàng lụa, đồ lưu niệm Phúc Long cho biết, cửa hàng mở ra chủ yếu để dọn dẹp, phơi đồ tránh ẩm mốc chứ không hy vọng bán hàng. “Chúng tôi bán hàng đã 20 năm nay mà chưa bao giờ gặp khó khăn như thế này, chỉ mong du lịch sớm khởi động để sớm có khách mua sắm”, bà chủ cửa hàng cho hay.

Chủ cửa hàng lụa tơ tằm bên cạnh thì cho biết, sản phẩm cửa hàng chủ yếu phục vụ khách nước ngoài, hiện nay phố cổ không có khách nước ngoài nên hầu như không bán được gì. Do thua lỗ, cửa hàng này đang muốn nghỉ hẳn và tìm người thuê nhưng cũng rất khó vì khu phố này kén người thuê.

Tại các tuyến phố trước nay buôn bán tấp nập trong khu vực phố cổ như Bảo Khánh, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến... cũng trong tình trạng im lìm. Có những cửa hàng treo biển từ đầu năm vẫn chưa tìm được khách thuê.

Thúc đẩy kinh tế đêm khu phố cổ

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, Sở Du lịch Hà Nội đã tham mưu với UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô gắn với phòng, chống dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm 2021, các giai đoạn khôi phục hoạt động du lịch bám sát kịch bản diễn biến dịch của Bộ Y tế dựa trên hướng dẫn “Thích ứng an toàn với dịch COVID-19” gắn với 4 giai đoạn. Trong tháng 11, Sở Du lịch Hà Nội sẽ triển khai hoạt động theo cấp độ 2, cho phép các cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch, công ty lữ hành, vận chuyển đủ điều kiện, hoạt động trở lại. Giai đoạn này chủ yếu phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố.

Đồng hành cùng Sở Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành đã khởi động hàng loạt tua du lịch Thủ đô như tua đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”, tua đạp xe cao cấp “Một ngày khác lạ giữa lòng Hà Nội quen”, tua đạp xe “Vùng đất kì bí giữa lòng Hà Nội”…

Cuối tuần qua, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội cũng đã khảo sát tua du lịch bằng xe điện các di tích phố cổ như: đình Đồng Lạc (số 38 Hàng Đào), đền Quan Đế (28 Hàng Buồm), đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây)...

Đại diện Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho biết, với bối cảnh mới “thích ứng an toàn với dịch”, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sẽ phối hợp với các đơn vị để tăng tính kết nối các điểm di tích, di sản bằng những tua, tuyến mới, hấp dẫn hơn, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách khi tham quan, trải nghiệm phố cổ. Từ những tua này, sẽ kết nối với các tua rộng hơn, với mong muốn giúp du lịch và các ngành hàng phố cổ khởi sắc.

Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm cho biết thêm, quận đã chuẩn bị sẵn sàng cho trạng thái hồi phục kinh tế mới cho khu phố cổ và địa bàn quận. Trong đó có việc mở lại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, và phát triển kinh tế đêm. Đề án phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là điều kiện quan trọng để quận Hoàn Kiếm triển khai thí điểm.

Trước mắt, Hoàn Kiếm sẽ tập trung những cơ chế, chính sách, quy hoạch xây dựng và triển khai đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm theo hướng tổ chức xuyên đêm, phân loại theo mô hình tổ chức trong nhà và ngoài trời, trong không gian đi bộ như: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; phát triển tuyến phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ. Đồng thời quy hoạch, sắp xếp ngành hàng, phát triển các tuyến phố chuyên doanh, trọng tâm các phố Tống Duy Tân, Cấm Chỉ...

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.