Cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4

0:00 / 0:00
0:00
Cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan.
Cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan.
TPO - Chiều 29/10, Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri lần thứ 4 theo hình thức trực tuyến, cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng là 1 trong 11 giáo viên Đông Nam Á được nhận giải thưởng.

Giải thưởng Công chúa Thái Lan (PMCA) là một giải thưởng quốc tế được thành lập từ năm 2015 nhằm ghi nhận và tri ân những cống hiến của Công chúa Thái Lan trong lĩnh vực giáo dục và cải thiện chất lượng cuộc sống của học sinh và thanh thiếu niên những vùng khó khăn của Thái Lan và các nước khu vực Đông Nam Á.

Giải thưởng được dành tặng cho các giáo viên của 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Mỗi nước được giới thiệu một giáo viên tận tâm, có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương; Xứng đáng được quốc tế công nhận, là tấm gương sáng, có ảnh hưởng đến cộng đồng, tích cực thúc đẩy phát triển giáo dục, sự nghiệp trồng người và hội nhập quốc tế của cơ sở và địa phương.

Tại Việt Nam, năm 2015, cô giáo Trần Thị Thùy Dung, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Lào Cai; năm 2017, cô giáo Phan Thị Nữ, giáo viên tiếng Anh, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng; năm 2019, thầy giáo Lê Thanh Liêm, trường PTDTNT Him Lam (cấp THCS) tỉnh Hậu Giang và năm nay, cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh, trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vinh dự nhận Giải thưởng.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên buổi Lễ trao Giải thưởng Công chúa Thái Lan Maha Chakri lần thứ tư diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phát biểu tại buổi Lễ trao giải thưởng, bà Trinuch Thienthong - Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan chia sẻ: "Những giáo viên thực sự là những người hùng bởi công việc mà họ đang làm cũng như sự cống hiến của họ. Trong những năm qua, họ đã dạy dỗ học sinh để các em không chỉ được giáo dục tốt mà còn trở thành người có ích cho xã hội. Tôi đã chứng kiến những nỗ lực của họ trong suốt những năm qua. Với tôi, họ thực sự là những người hùng".

Cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng nhận Giải thưởng Công chúa Thái Lan lần thứ 4 ảnh 1

Với cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng thì hành trình đến với Giải thưởng là sự đánh đổi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hà Nội loại ưu, Hà Ánh Phượng đã có nhiều cơ hội việc làm tốt tại Hà Nội, nhưng ước mơ trở thành giáo viên tiếng Anh của cô gái trung du miền núi nghèo đã bỏ lơ tất thảy, cả lời mời về làm giám đốc đại diện kiêm phiên dịch viên với mức lương hấp dẫn từ một công ty dược của Pakistan. Cô quyết định tiếp tục theo học Thạc sĩ ngành Sư phạm tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Hà Nội, với dự định sẽ quay về góp phần đổi mới giáo dục quê nhà.

Vinh dự nhận Giải thưởng, cô giáo Hà Ánh Phượng chia sẻ, rất bất ngờ khi được nhận giải thưởng cao quý này, và cô luôn tự nhắc mình phải cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa để không bị tụt hậu, điều mà cô sợ nhất đó là sự tụt hậu và bị dốt đi. Phải chăng, đây chính là chiếc “chìa khoá vạn năng” để mở ra những thành công trong sự nghiệp trồng người của cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.