Bốn chàng Êđê mê nông nghiệp sạch

0:00 / 0:00
0:00
Vườn dưa nước ở xã Phú Lộc
Vườn dưa nước ở xã Phú Lộc
TP - Y Phi On Mlô cùng 3 cộng sự có chung niềm đam mê nông nghiệp sạch. Mỗi người góp 10 triệu đồng và được Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng. Bốn chàng trai trẻ triển khai mô hình nông nghiệp sạch với tên gọi “Mập Farmer” ở huyện vùng sâu tỉnh Đắk Lắk.

Y Phi On (SN 1995) là cán bộ Đoàn năng nổ của thị trấn Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk). Anh sống gắn bó với nương rẫy, cây cà phê từ nhỏ nên thấu hiểu sự vất vả của người nông dân. Những năm gần đây, người trồng cà phê oằn lưng ra làm không đủ trả chi phí chăm sóc. Chàng trai trẻ muốn làm một điều gì đó để phát triển quê hương của mình.

Bốn chàng Êđê mê nông nghiệp sạch ảnh 1

Y Phi On bên vườn dưa nước

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội (phân hiệu tại Đắk Lắk), anh thực hiện ước mơ khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch. Y Phi On đã thuyết phục được bố mẹ giao gần 5 sào đất rẫy để xây dựng mô hình. Sau 1 năm kiên trì tìm hiểu, học hỏi trên sách báo và mạng Internet, Y Phi On thuyết phục thêm 3 người bạn thân có chung niềm đam mê bắt đầu khởi nghiệp.

Theo Y Phi On, ban đầu, khi anh nói ra ý tưởng, bố mẹ còn ngần ngại vì cả đời làm nông nghiệp họ thấy sản xuất thường gặp rất nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, giá cả bấp bênh, và thực tế nguồn vốn gia đình không nhiều. Thấy anh kiên trì, bố mẹ miễn cưỡng đồng ý.

Với diện tích đất sẵn có, cộng với vốn ban đầu 50 triệu đồng, nhóm mua vật tư để xây dựng nhà lưới rộng hơn 100m2. Ban đầu, nhóm trồng thí điểm dưa nước của người Êđê để nhân giống đem bán và trồng rau thủy canh, bầu bí. “Hiện dưa nước là sản phẩm chủ lực. Với diện tích 150m2 đất tại thị trấn Krông Năng, chúng tôi dùng để nhân giống dưa nước do giống này khó chăm, khó lên. Vì nhu cầu người tiêu dùng ưa chuộng quả dưa nước, nhóm hợp tác với chủ nhà kính ở xã Phú Lộc (huyện Krông Năng) mở rộng thêm 3 sào trồng loại cây này”, Y Phi On cho biết.

“Với định hướng phát triển nông nghiệp sạch, tất cả cây trồng ở đây đều được bón bằng phân hữu cơ từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như phân bò, rơm rạ. Các sản phẩm của “Mập Farmer” sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng…” Y Phi On, Phó chủ tịch Hội LHTN thị trấn Krông Năng

Nhận thấy thị trường trong và ngoài nước có nhiều doanh nghiệp cần nhập ớt quả về làm nguyên liệu, nhóm đã trồng ớt an toàn xuất khẩu trên diện tích hơn 4 sào. Sau 3 đợt thu hoạch, nhóm thu hồi được vốn ban đầu. Nhóm còn ươm ớt giống để bán cây con cho người dân. Mô hình sản xuất ớt an toàn đang đem lại thu nhập cho nhóm.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.