Chuyện về những gia đình người Mông ở vùng biên thu nhập 400-500 triệu đồng/năm

0:00 / 0:00
0:00
Chuyện về những gia đình người Mông ở vùng biên thu nhập 400-500 triệu đồng/năm
TPO - Nậm Chảy là một xã của huyện Mường Khương, Lào Cai, có hơn 15 km đường biên với Trung Quốc; tỷ lệ người dân tộc ít người chiếm đại đa số. Những năm qua, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ các hộ khác vươn lên...  

Về phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Nậm Chảy, mô hình làm đồi rừng của hộ gia đình ông Ly Sảo Phìn, Trưởng thôn Gia Khâu A là một trong những điển hình. Theo đó, hiện gia đình ông có thu nhập 400-450 triệu đồng mỗi năm từ việc trồng cây sa nhân, chuối, quế.

Trong đó, cây sa nhân đem lại cho gia đình ông thu nhập cao nhất. Năm 2013, ông Phìn có chuyến tham quan học tập sản xuất nông nghiệp và nhận thấy tiềm năng của cây sa nhân nên nảy ra ý định trồng ở quê nhà. Nói là làm, về quê, ông bắt tay vào trồng cây sa nhân. Sau 3 năm dành hết tâm huyết và công sức, cây sa nhân đã cho thu hoạch. Năm đầu tiên thu hoạch, gia đình ông thu về hơn 200 triệu đồng.

Chuyện về những gia đình người Mông ở vùng biên thu nhập 400-500 triệu đồng/năm ảnh 1

Những mảnh đất ở Nậm Chảy giờ đây đã phủ màu xanh tít tắp của quế, chuối.

Ngoài mô hình của ông Phìn, ở Nậm Chảy còn có nhiều mô hình rất hiệu quả. Chẳng hạn như mô hình trồng quế, sa nhân của nữ Bí thư chi bộ thôn Gia Khâu A Vàng Seo Dua (SN 1991). Nhận thấy đất ở Nậm Chảy hợp với cây quế, Dua quyết định mua cây giống về trồng. Ban đầu, gia đình Dua trồng 2.000 cây trên diện tích vài nghìn m2, nay đã nhận rộng ra 2ha. Mới khoảng 3 năm, cây quế phát triển tốt. Hiện mỗi ha quế của Dua có giá trị khoảng 700 - 800 triệu đồng. Nhiều hộ ở Gia Khâu A thấy hay, học và trồng theo Dua.

Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Nậm Chảy, ông Sìn Lào Lẻng cho biết, mấy năm trở lại đây, thu nhập bình quân mỗi nhà trong thôn khoảng 200 triệu đồng/năm. Trong thôn có 52 hộ đã có 15 hộ thu nhập khá. Trong đó, Gia Khâu A là bản có nhiều hộ làm kinh tế giỏi như Giàng Phìn, Ly Cồ Sín, Giàng Di Hòa, Vàng Seo Dua... Mỗi hộ này hằng năm thu nhập khoảng 500 - 600 triệu đồng.

Theo ông Lẻng, trong xã có nhiều người năng nổ làm ăn, nhưng cái quý hơn chính là tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Những người như ông Phìn đã trở thành hạt nhân giúp đỡ nhiều người làm theo.

“Là địa bàn vùng cao, vùng giáp biên, chủ yếu là người Mông nên có mô hình kinh tế nào hiệu quả là bà con học tập và làm theo. Năm 2017, toàn xã trồng 100ha chuối thì đến nay số diện tích chuối tăng lên hơn 300ha; cây chè có khoảng 170ha, ngoài ra các loại cây trồng khác quế hồi, quýt… cũng được trồng nhiều ở nơi đây" - ông Lẻng nói.

Chuyện về những gia đình người Mông ở vùng biên thu nhập 400-500 triệu đồng/năm ảnh 2

Trưởng thôn Ly Sảo Phìn, ở thôn Gia Khâu A thu nhập mỗi năm 400-450 triệu đồng từ việc trồng cây sa nhân, chuối

Ông Lẻng cho biết thêm, ngoài việc phát triển kinh tế, việc điều hành, công tác phối hợp giữa Chi bộ Đảng, Trưởng thôn, ban Công tác mặt trận thôn nhịp nhàng. Vì thế, nội bộ đoàn kết, trong thôn bản, dòng họ không còn xích mích; người dân trong xã yên tâm thay đổi tư duy, linh hoạt thay đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn làm kinh tế.

Theo lãnh đạo huyện Mường Khương, hiện nay, Mường Khương là thủ phủ nông sản của tỉnh Lào Cai. Diện tích cây chuối, cây chè, cây dứa… đứng đầu toàn tỉnh. Về cây chè, có khoảng 5.000 ha; chuối, dứa hơn 3000 ha. Ngoài ra, các loại nông sản khác đặc thù như gạo Séng Cù, quýt Mường Khương và tương ớt Mường Khương là những thương hiệu nông sản nổi tiếng, ít địa phương khác có được.

Xã Nậm Chảy nằm trên cao nguyên cổ Bắc Hà thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Địa giới hành chính xã Nậm Chảy nằm ở phía tây của huyện Mường Khương, cách trung tâm huyện lỵ 30 km. Phía đông giáp với xã Thanh Bình, huyện Mường Khương. Phía nam giáp với xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Phía tây giáp Trung Quốc. Phía bắc giáp Trung Quốc và giáp thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương. Toàn xã hiện có 10 dân tộc anh em cùng sinh sống, bao gồm: Mông, Dao, Pa Dí, Tu Dí, Phù Lá, Kinh, Tày, Mường, Nùng, Thái; trong đó dân tộc Mông có số dân chiếm đại đa số…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.