Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa

Đêm hội thường kéo dài đến đêm khuya
Đêm hội thường kéo dài đến đêm khuya
TPO - Thu hoạch xong mùa màng, người dân Tây Nguyên bắt đầu mở hội. Đây là dịp để người dân quây quần bên nhau sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, thắt chặt tình đoàn kết.
Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 1

Một lần xuống Đắk Nông công tác, tôi may mắn được tham dự lễ hội Tăm Blang M'prang Bon (tức Lễ hội rào bon trồng cây Blang) của người M'nông Preh ở xã Nâm Nung, huyện Krông Nô. Trước khi mở lễ hội, bà con trong bon (buôn) xin phép thần linh và làm lễ trồng cây nêu, dựng hàng rào cổng bon bằng cây Blang. Lễ vật dâng lên thần linh gồm thịt gà, thịt heo, quả cà, sáp ong, cơm trắng, rượu cần, ớt xanh.

Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 2

Nghi lễ này bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa của người M’nông Preh. Trước kia, rừng Nâm Nung có bộ tộc tên Lao Bô (ma rừng) chuyên ăn thịt người. Đêm đến, con ma rừng lẻn vào làng tìm phụ nữ, trẻ con dọa dẫm. Tuy nhiên, nơi nào có cây Blang ngự trị, loài ma quỷ không bén mảng tới. Từ đó, người Mnông Preh tin rằng Blang là cây thiêng, nơi trú ngụ của thần linh che chở dân làng nên cứ 3-5 năm tổ chức cúng tế một lần.

Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 3

Để chuẩn bị cho lễ hội, đông đảo người dân tề tụ về nhà văn hóa cộng đồng chuẩn bị các món ăn truyền thống cúng tế thần linh và để người dân thưởng thức khi vui hội. Cơm lam là món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng của đồng bào Tây Nguyên. Loại cơm được nấu trong ống tre tươi, nướng qua lửa cho đến khi chín đều, ăn kèm với lạc vừng hoặc món ớt giã đủ loại lá rừng rất đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên.

Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 4

Thanh niên chuẩn bị rượu cần. Lễ hội càng lớn thì càng nhiều chóe rượu cần.

Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 5

Khi người dân tề tụ đông đủ, già làng bắt đầu tiến hành nghi lễ chính thức bằng bài khấn mời thần linh, ông bà tổ tiên về dự lễ hội, cầu mong cho người người khoẻ mạnh, bon làng luôn bình yên, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.

Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 6

Kết thúc nghi lễ, già làng khai hội bằng cách châm ngọn đuốc vào đống củi to được chuẩn bị sẵn. Bà con bắt đầu uống rượu cần, nếm những món ăn truyền thống.

Cao nguyên bập bùng bên ánh lửa ảnh 7

Say men nồng, đồng bào tiếp tục biểu diễn đánh chiêng, múa, thổi m'buốt… Đêm hội không chỉ có đồng bào M’nông mà các đồng bào Êđê, Kinh, Mường, Thái cùng chung vui.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.