Độc đáo những lễ hội của người K’Ho

0:00 / 0:00
0:00
Hóa trang để bước vào lễ hội. Ảnh: Krajăn Plin
Hóa trang để bước vào lễ hội. Ảnh: Krajăn Plin
TPO - Hầu như tháng nào trong năm, các buôn làng K’Ho cũng có lễ hội với nhiều tập tục kỳ lạ, hiếm có; định kỳ là mừng lúa mới, bỏ mả, đua voi; còn bất chợt là những cuộc tế lễ vì thiên tai, dịch bệnh, thú dữ tấn công…

Người K’Ho ở Lâm Đồng tìm được nhiều sản vật quí giá từ núi rừng nhưng cũng phải đương đầu với bao hiểm họa về thiên tai, thú dữ, bệnh tật…, do đó họ tổ chức dâng lễ để cầu xin sự che chở của thần linh, cầu xin những điều may mắn, tốt lành.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 1

Người K'Ho tưng bừng mở hội

Hầu như lễ hội nào của người K'Ho cũng có cây nêu-linh vật được cho là phương tiện để người trần “giao tiếp” với thế lực siêu nhiên, theo quan niệm xưa. Chủ lễ bước ra trước giàn hiến tế khấn nguyện và lấy máu con vật hiến sinh (trâu, bò, heo, gà…) bôi lên cây nêu với ngụ ý gởi thông điệp mời thần linh và ma quỷ đến nhận lễ vật; mong các vị hãy thụ hưởng, vui chơi và đừng làm hại dân làng.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 2

Mộ của người bản địa Tây Nguyên

Dần dà phong trào dựng cây nêu để trừ tà và cầu mong những điều may mắn tốt lành không chỉ có ở các tộc người thiểu số Tây Nguyên lan tỏa rộng hơn ở một số địa phương. Đặc biệt dịp lễ Tết, có thể chiêm ngưỡng những hàng cây nêu được trang trí đẹp mắt Dọc Quốc lộ 1A và một số tỉnh lộ ở phía Bắc, Tây Nguyên, Tây và Đông Nam bộ.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 3

Hàng nêu trang trí đường phố dịp lễ, tết

Già làng Krajăn Plin (huyện Lạc Dương) cho biết ngày nay trong lễ bỏ mã (tiễn người chết rời làng về xứ sở của các thần), người K’Ho vẫn duy trì hội hóa trang rất thú vị.

Trước khi vào đêm hội, dân làng làm những chiếc mặt nạ hoặc lấy các loại phấn màu được chế tác từ cây rừng vẽ lên mặt nhau sao cho giống gương mặt của ma quỷ và lấy bùn đất trát đầy người.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 4

Vẽ mặt hóa trang trước khi vào đêm hội. Ảnh: Krajăn Plin

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 5

Mặt nạ dùng trong lễ hội

“Mặt nạ là bộ phận quan trọng nhất làm nên hình ảnh của những chú hề hoặc chiến binh trong lễ hội nên phải trông thật ngộ nghĩnh, gây cười khiến người xem thích thú hoặc thật quái dị để tạo cảm giác sợ hãi. Đó có thể là mặt người nhưng mang cái mũi của quái vật và cái lưỡi thật dài hoặc mắt ti hí, còn miệng thì méo xệch, ngoác ra trông rất hài hước”, ông Đặng Minh Tâm (thành viên Hội cổ vật Nam Bộ và là hội viên hội UNESCO Việt Nam) nói.

Cũng theo ông Tâm, hình thù của mặt nạ tùy thuộc vào sự sáng tạo và trí tưởng tượng của nghệ nhân nhưng phổ biến là đầu người và các con thú hay những nhân vật được mô tả trong truyền thuyết, sử thi. Mỗi mặt nạ có nét độc đáo riêng, không cái nào giống cái nào.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 6

Các loại mặt nạ gỗ

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 7

Một kiểu hóa trang

Hiện người K’Ho ở xã Đạ Đờn (Lâm Hà) còn giữ tập tục: Khi dựng xong ngôi nhà, sẽ làm lễ cúng rồi bắt con chó thả vào nhà. Nếu phát hiện có tà ma, chó sẽ đuổi đi. Sau đó thầy cúng đọc lời khấn nguyện, dâng rượu cho vị thần cai quản nhà cửa để cầu cho gia chủ khỏe mạnh, bình an; kho lúa lúc nào cũng đầy ắp…

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.