Bộ Nông nghiệp và Hội nông dân 'bắt tay' xây dựng nông dân 4.0

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Nông nghiệp và Hội nông dân 'bắt tay' xây dựng nông dân 4.0
TPO - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, mọi chiến lược của ngành nông nghiệp sẽ không thành công nếu không hiểu người nông dân nghĩ gì. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, người nông dân cũng cần phải thay đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn, có tư duy sáng tạo, tích cực để có thể tự đứng trên đôi chân của mình.

Chiều 8/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ký chương trình phối hợp “Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025”.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, chương trình phối hợp giữa Bộ NN&PTNT và Hội nông dân Việt Nam với mục tiêu chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tạo dựng hình ảnh người nông dân thế hệ mới có kiến thức, kỹ năng, tay nghề cao và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Theo đó, chương trình sẽ hợp tác trên 5 nội dung lớn. Hai bên sẽ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp; trong đó đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Hội nông dân 'bắt tay' xây dựng nông dân 4.0 ảnh 1

Chương trình phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Trung ương hội Nông dân tập trung trên 5 nội dung lớn

Chương trình phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ diện tích sản xuất thực hành nông nghiệp tốt đạt 15-20%. Đồng thời, chương trình hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu nông sản, nhãn hiệu tập thể, truy xuất nguồn gốc. Mục tiêu đạt trên 3.000 chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vào năm 2025 (tăng gấp đôi số chuỗi so với hiện nay).

Hai bên cũng sẽ hợp tác phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nông nghiệp. Trong đó, chương trình tập trung đào tạo cho đội ngũ cán bộ; phấn đấu đến năm 2025 có 50% số lượng Hội Nông dân cấp xã đều có cán bộ am hiểu nhiệm vụ và có kỹ năng tư vấn phát triển hợp tác xã.

Đặc biệt, chương trình hỗ trợ xây dựng và phát triển khoảng 1.000 Chi hội Nông dân nghề nghiệp; Xây dựng các mô hình mới như: Hội quán Nông dân, CLB Nông dân Tỷ phú; CLB Nông dân SXKD giỏi, CLB Doanh nhân nông thôn; CLB Nhà Khoa học của nhà nông; CLB Nông dân Việt Nam xuất sắc.

Ba là, hai bên phối hợp trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 7.440 xã đạt tiêu chí về môi trường nông thôn (bằng 90 % số xã).

Bộ Nông nghiệp và Hội nông dân 'bắt tay' xây dựng nông dân 4.0 ảnh 2

Bộ trưởng Lê Minh Hoan

Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu nông dân được tham gia đào tạo nghề nông nghiệp. Đặc biệt, chương trình tập trung huấn luyện nông dân nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp…

Ông Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, với hệ thống tổ chức của Hội nông dân từ Trung ương tới thôn, xóm ấp bản, đại diện cho hơn 10,2 triệu hội viên nông dân, việc thực hiện chương trình phối hợp giữa hai đơn vị sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu về phát triển một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn hiện đại trong giai đoạn tới.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, mọi chiến lược của ngành nông nghiệp sẽ không thành công nếu chúng ta không hiểu người nông dân nghĩ gì. Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng với những tư duy mới, kiến thức mới, nông dân không thể tự đi một mình được nếu không có sự hỗ trợ, dẫn dắt của Nhà nước.

Theo ông Hoan, ngành nông nghiệp và Trung ương hội nông dân sẽ hướng dẫn, hỗ trợ nông dân thay đổi theo hướng chuyên nghiệp hơn, để họ có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần phải thay đổi có tư duy sáng tạo, năng lượng tích cực để tạo ra những kết quả mới.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.