Tìm kiếm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
Tìm kiếm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số
TPO - Để đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân vùng dân tộc thiểu số, việc triển khai các chính sách về đất ở, đất sản xuất vẫn cần được tiếp tục thực hiện, kết hợp với nhiều giải pháp đồng bộ khác như chuyển đổi nghề, tìm kiếm các cơ hội việc làm phi nông nghiệp.

Hội đồng Dân tộc và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo “Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam – Một số tồn tại, hạn chế và những khuyến nghị”.

Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất trong sinh kế của người nông dân. Chính sách đất đai cũng giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết đói nghèo và bất ổn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Việc giải quyết đất đai, trong đó có đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, được hiến định, thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp luật của Quốc hội.

Các chính sách, điều luật, quy định được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giải quyết chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nói riêng và 25 triệu dân nông thôn miền núi nói chung, với mục tiêu giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều hộ DTTS thiếu đất. Để đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân vùng DTTS, việc triển khai các chính sách về đất ở, đất sản xuất vẫn cần được tiếp tục thực hiện, kết hợp với nhiều giải pháp đồng bộ khác như chuyển đổi nghề, tìm kiếm các cơ hội việc làm phi nông nghiệp.

Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc (Văn phòng Quốc hội) Triệu Văn Bình cho biết, hiện chỉ có thể bố trí được quỹ đất từ 2 nguồn chủ yếu: đất từ các nông, lâm trường quốc doanh và đất rừng chưa giao cho đồng bào DTTS. Đối với những vùng không còn quỹ đất trống như ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc đảm bảo cuộc sống, sinh kế cho đồng bào DTTS nên gắn với hỗ trợ chuyển nghề, tập trung vào các đối tượng trẻ, có trình độ để từng bước tạo ra sinh kế mới cho họ.

Bên cạnh đó, cần ban hành đồng bộ các chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, thủy lợi, kỹ thuật sản xuất đi kèm với hỗ trợ về đất sản xuất. Các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề đi kèm với hỗ trợ về vay vốn, tìm thị trường tiêu thụ cho sản xuất.

Đáng lưu ý, việc hỗ trợ, cần nghiên cứu đồng bộ, tránh chồng chéo. Định mức hỗ trợ cũng cần nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với đặc thù từng vùng miền, địa phương để có thể triển khai được.

Ngoài ra, việc hỗ trợ cũng cần phải nghiên cứu theo nhu cầu thực sự của từng địa phương, từng hộ gia đình. Tránh tình trạng nhiều hộ không có khả năng hoặc nhu cầu sử dụng đất nhưng khi nhận được hỗ trợ là đem bán hoặc cho thuê lại, dẫn đến lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Ngoài ra, cần có sự đánh giá kết quả giao đất, giao rừng cho đồng bào DTTS thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng; tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện của các địa phương, trên cơ sở đó có chế tài xử lý đối với những địa phương chậm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Mặt khác, cần nghiên cứu sửa đổi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn phí dịch vụ môi trường được hưởng trên một ha giữa các vùng, các khu vực.

Theo ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn, cần có sự đổi mới trong công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp; bổ sung hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với đồng bào các dân tộc tái định cư khi địa phương xây dựng công trình thủy điện trong các quyết định phê duyệt các công trình, dự án.

Song song với đó là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề trong vùng tái định cư, có chính sách đãi ngộ thu hút những giáo viên dạy nghề giỏi, giàu kinh nghiệm; đa dạng hóa loại hình đào tạo nghề cho phù hợp với lao động ở vùng miền núi và DTTS.

Các chương trình đào tạo phi nông nghiệp cần gắn với khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp để họ trực tiếp đào tạo nghề cho đồng bào DTTS tại địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào trong việc định hướng nghề phù hợp với từng lứa tuổi, địa bàn.

Theo Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng, những ý kiến tâm huyết này cũng góp phần vào việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013. Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tiếp thu các ý kiến và tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số để trình lên các cơ quan có thẩm quyền xem xét, có giải pháp hữu hiệu hơn.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.