Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương

TPO - Triển khai trồng mới gần 900 ha nâng tổng diện tích trồng chè của toàn huyện lên hơn 4.000 ha, cán bộ và nhân dân huyện vùng cao biên giới Mường Khương quyết tâm xóa đói, giảm nghèo và trở thành vùng sản xuất chè trọng điểm của tỉnh Lào Cai. 
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 1

Sáng nay (7/8), tại xã Bản Sen, huyện Mường Khương (Lào Cai), Ban chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Mường Khương đã tổ chức buổi phát động phong trào trồng chè năm 2022 đến các hộ dân.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 2

Năm 2022, huyện Mường Khương được UBND tỉnh Lào Cai giao trồng mới 860 ha chè. Đến nay, toàn huyện đã đăng ký trồng 897,16 ha. Toàn bộ diện tích này sẽ tập trung trồng trong 3 tháng (bắt đầu từ hôm nay 7/8 đến hết tháng 10/2022). Buổi lễ phát động hôm nay là ngày hội xuống giống trồng chè nhằm động viên, khích lệ nhân dân và cả hệ thống chính trị chung sức, đồng lòng phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 3

Với diện tích trồng chè mới gần 900 ha, tổng diện tích trồng chè của huyện Mường Khương hiện nay vào khoảng hơn 4.000 ha, chiếm hơn một nửa diện tích trồng chè của tỉnh Lào Cai. Mường Khương vẫn đang là huyện nằm trong chương trình 30A và việc xác định đưa các cây trồng chủ lực gồm chè, dứa, chuối, quế và dược liệu vào sản xuất sẽ góp phần mang lại thu nhập, thoát nghèo cho đồng bào dân tộc nơi huyện vùng cao biên giới này.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 4

Có mặt tại buổi phát động phong trào trồng chè, ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, người dân tin tưởng vào chủ trương, định hướng, chính sách về nông nghiệp của Đảng và Nhà nước vì thực tế đã chứng minh những chủ trương này đã giúp nhân dân - bằng chính sức lao động của mình đã xóa được đói, giảm được nghèo, từng bước có thu nhập ổn định và tiến tới có tích lũy.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 5

Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng chè nói riêng đòi hỏi thời gian lựa chọn giống phù hợp, cải tạo đất, trồng, chăm sóc, cho cây sinh trưởng ... nên bà con nông dân cần bỏ tâm lý “ăn xổi”; cần kiên trì, đồng thuận, đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với các bộ ở địa phương thì vùng trồng chè mới bảo đảm phát triển ổn định, bền vững, sớm mang lại thu nhập.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 6

Ngoài các biện pháp canh tác truyền thống, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đã từng bước được áp dụng ở vùng trồng chè huyện Mường Khương. Một mô hình máy phun thuốc bảo vệ thực vật được thử nghiệm trên cánh đồng chè trong sáng nay.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 7

Về mặt đầu ra, bao tiêu cho cây chè, trên địa bàn huyện Mường Khương hiện có 7 nhà máy chế biến chè chất lượng cao. Đặc biệt, hầu hết các sản phẩm chè có nguồn gốc từ huyện biên giới này đều được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Đông, châu Âu.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng chè cùng bà con Mường Khương ảnh 8

Tuy nhiên, về mặt giá trị gia tăng, lãnh đạo tỉnh Lào Cai yêu cầu các đơn vị chế biến, sản xuất cần thực hiện các hành lang, pháp lý nhằm không chỉ bao tiêu sản phẩm chè cho bà con nông dân mà còn tiến tới đóng thuế trên sản phẩm chè có nguồn gốc từ địa phương.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.