Bị dúi 'bỏ bùa'

0:00 / 0:00
0:00
Anh Trường và sản phẩm dúi
Anh Trường và sản phẩm dúi
TP - Liên tiếp gặp thất bại trong nuôi dúi, tiền hết, gia đình không ủng hộ nhưng rào cản ấy không khuất phục được quyết tâm làm cho bằng được của chàng trai trẻ Hán Sơn Trường. Bảy năm “sống chung”, Trường mới tìm được bí quyết nuôi dúi sinh sản.

Học phí bằng 7 năm

Vừa đầu tư vốn mua 2 héc-ta đất cách xa khu dân cư, anh Hán Sơn Trường (30 tuổi, thôn Nam Ninh, xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô, Đắk Nông) bắt tay thiết kế chuồng trại thật bài bản cho đàn dúi hơn 500 con. Trường cho biết, dúi thích môi trường trong lành, yên tĩnh. Đó là lý do anh quyết định đập đi trại cũ rộng gần 500 m2 để đến nơi khác vắng người hơn.

Để tìm ra kỹ thuật nuôi dúi sinh sản, anh Trường mất 7 năm ròng với nhiều thất bại cay đắng. “Mình nuôi dúi từ năm 2011. Lần đầu, mình mua một vài con của người dân trong làng với giá 300-320 nghìn đồng/kg; sau đó tích tiểu thành đại, được 40 con, nhưng nuôi trong vòng 1 tháng bị chết sạch. Hết tiền, mình xin gia đình mua nuôi tiếp nhưng tình hình cũng không khá hơn. Riết rồi gia đình không cho tiền nữa, mình lại đi làm công, có bao nhiêu tiền, mua từng ấy”, anh Trường nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp với loài vật nuôi ngủ ngày, ăn đêm.

Biết dúi thích môi trường yên tĩnh, đầu năm 2012, anh mượn khu đất trống của gia đình đưa đàn dúi ra ở riêng. Bản thân anh cũng dựng thêm căn chòi nhỏ bên cạnh để tiện chăm sóc. Cứ thế suốt 7 năm, Trường lặp lại một công việc nhưng không hề chán. Sáng sớm, anh dọn vệ sinh chuồng trại rồi về nhà bố mẹ đi làm rẫy, chiều đến tranh thủ đốn cây le, cắt cỏ, chặt mía mang về làm thức ăn cho dúi. Anh cứ quần quật từ chiều đến 9-10 giờ đêm, quên cả những buổi hẹn hò.

“Thời điểm mình khởi nghiệp, các thông tin về kỹ thuật chăm sóc dúi không phổ biến trên mạng Internet như hiện nay. Đắk Nông cũng có người từng nuôi nhưng đều bỏ cuộc sau vài lần dúi chết. Mình cũng nản nhưng không bỏ cuộc…” Anh Hán Sơn Trường

Chia sẻ bí quyết nuôi, anh Trường cho hay, dúi chỉ ăn cỏ, le, mía, hạn chế tinh bột, nếu không sẽ dễ mắc bệnh viêm đường ruột, viêm hô hấp và nhiễm trùng do cắn nhau. Bí quyết trên được anh đúc kết được sau 7 năm nếm thất bại. Có lần nhìn đàn dúi chết la liệt, anh Trường mất hết tinh thần.

Phải thành công

Nói về lý do “sống chết” theo nghề nuôi dúi, anh Trường chia sẻ, bản thân học hết lớp 10 thì bỏ ngang. Sau đó anh đi học cơ khí, ấp ủ ý định mở tiệm nhưng khi có vốn thì nhiều người đã mở tiệm trước. Anh nghĩ đến sở thích chăn nuôi thuở nhỏ nhưng chưa tìm được mô hình phù hợp. Thấy con dúi đầu tư vốn ít, giá bán cao, ít người nuôi nên nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, bắt tay vào anh mới thấy thực tế không đơn giản.

Hiện tại, anh Trường đang có 200 dúi mẹ trên tổng số 500 con. Mỗi năm, dúi mẹ sinh sản 3,5 lần, mỗi lần 2-3 con. Trung bình 1 năm, anh Trường có thêm 1.400 dúi con. Số lượng này, anh chủ yếu bán cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận để nhân đàn. Ngoài ra, anh còn bán dúi thương phẩm cho các nhà hàng, quán nhậu. Để dúi thơm ngon, chắc thịt, thời gian nuôi từ 9 tháng trở lên để đạt trọng lượng lý tưởng 1,4-1,5kg, bán được giá cao 550 nghìn đồng/kg.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.