Bắc Kạn dành hơn 810 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong năm 2023, tỉnh Bắc Kạn bố trí nguồn vốn hơn 810 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Kạn dành hơn 810 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1
Toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có trên 88% là dân tộc thiểu số. Ảnh: Lê Hanh

Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có trên 88% là dân tộc thiểu số. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được đánh giá là chương trình tổng lực giúp thay đổi bộ mặt và nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tính riêng trong năm 2023, để thực hiện Chương trình MTQG, tỉnh Bắc Kạn đã bố trí nguồn vốn hơn 810 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trên 416 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 396 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2023 (bao gồm vốn năm 2022 chuyển sang và vốn năm 2023) tiến độ giải ngân vốn đầu tư đạt 21,99%, vốn sự nghiệp đạt 1,91%.

Mục tiêu của Chương trình MTQG nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn phấn đấu giảm 3,5% tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời đưa 12 xã và 11 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Chương trình MTQG được triển khai gồm 10 dự án: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc;

Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến nay các chương trình MTQG cơ bản đã được triển khai thực hiện kịp thời theo kế hoạch và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng; tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các khu vực khó khăn có điều kiện phấn đấu vươn lên phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai các dự án như: Việc triển khai khoanh nuôi bảo vệ rừng nhiều địa phương còn lúng túng trong thực hiện; khó khăn trong việc hỗ trợ về đất sản xuất do thiếu quỹ đất; nguồn lao động có nhu cầu đào tạo nghề không nhiều...

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG, thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục tập trung việc chỉ đạo các cơ quan, ban ngành địa phương rà soát từng đối tượng, từng quy định cụ thể phân công rõ ràng từng việc cụ thể; trực tiếp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở. Đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, tăng cường công tác giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.