An Giang nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ vùng dân tộc và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) An Giang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác xóa mù chữ cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Sáng 24/8, Sở GD&ĐT An Giang tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn thực hiện một số nội dung đối với công tác xóa mù chữ dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh An Giang.

Hội nghị có 62 đại biểu là cán bộ quản lý, giáo viên và người tham gia công tác xóa mù chữ đến từ 16 xã, thị trấn của 5 huyện, thị xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi gồm Thoại Sơn, An Phú, Tri Tôn, Tân Châu, Tịnh Biên.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Võ Văn Quới - Trưởng phòng GDMN-GDTH, Sở GD&ĐT An Giang nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác xóa mù chữ cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh An Giang theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

An Giang nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ vùng dân tộc và miền núi ảnh 1
Lớp xóa mù chữ dành cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn An Giang.

Hội nghị triển khai các nội dung quan trọng trong thực hiện công tác xóa mù chữ, Quy định về đánh giá học viên Chương trình xóa mù chữ; về hồ sơ sổ sách chuyên môn như Kế hoạch dạy học chương trình xóa mù chữ; Kế hoạch bài dạy; Sổ ghi đầu bài, Học bạ, Bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục, Danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với các lớp xóa mù chữ ở cuối giai đoạn 1 và 2).

Tính đến nay, An Giang đã mở được 21 lớp xóa mù chữ dành cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với 429 học viên dự học.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.